Gia sư môn Địa lý

»

“Tuyệt kỹ” tránh “sảy chân” môn Địa lý

 “Tuyệt kỹ” tránh “sảy chân” môn Địa lý

 
Để “chắc ăn” với môn Địa lý, thí sinh cần “luyện” vài “tuyệt kỹ” sau đây:
 
Đọc Atlat
 
Khi mở Atlat, lập tức lật trang cuối để tìm… mục lục. Thao tác đơn giản nhưng cần thiết, giúp bạn lật nhanh số trang, tìm đúng nội dung, đỡ phí thời gian vàng ngọc.
 
Bạn nên chú ý đến trang chú thích kí hiệu ở đầu Atlat, từ đó đối chiếu với bản đồ cụ thể mình đang cần phân tích.
 
Với mỗi bài học, bạn cần nắm vững dàn bài đại cương; với mỗi ý chính, bạn có thể “nhờ vả” Atlat để làm rõ nội dung. Muốn vậy, teen phải thường xuyên rèn kĩ năng đối chiếu bài học với việc “đọc” kiến thức từ Atlat để hình thành thói quen và phản xạ “nhìn hình đoán… chữ”.
 
Bạn có thể tận dụng triệt để những số liệu có sẵn trong Atlat, chỉ cần chúng thể hiện được nội dung cần trình bày. Nhưng khi trích dẫn, bạn nhớ mở ngoặc đơn bên cạnh ghi rõ: số liệu của Atlat năm 20xx nhé.
 
Vẽ biểu đồ
 
Xác định đúng dạng biểu đồ
 
Lúc bước vào phần bài tập, bạn đừng hấp tấp lao vào “múa bút” ngay, kẻo “sai một li, đi một dặm” đấy. Bạn cần đọc kĩ đề, và gạch chân từ khóa để xác định đúng dạng biểu đồ phải vẽ.
 
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa thường yêu cầu vẽ hai dạng biểu đồ cơ cấu: biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Nếu đề có 1, 2 mốc thời gian (ví dụ: vẽ biểu đồ cơ cấu dân số năm 1990 và 2001), bạn sẽ chọn biểu đồ tròn. Nếu đề cho diễn tiến khoảng thời gian (từ 3 mốc thời gian trở lên), bạn sẽ chọn biểu đồ miền.
 
Nhận xét biểu đồ rõ ràng, đầy đủ 4 ý sau:
 
- Nhận xét tổng quát (theo chiều ngang): Bạn nhớ học thuộc một câu “thần chú” cho phần này đối với biểu đồ cơ cấu: “Cơ cấu về abc… có sự chuyển dịch qua các năm”. Đơn giản thế là bạn đã dành 0,25 điểm rồi.
 
- Nhận xét chi tiết (theo chiều dọc): Từng giai đoạn tăng/ giảm ra sao, có liên tục không; và lấy số liệu chứng minh (số liệu năm đầu trừ năm cuối).
 
- So sánh (về qui mô và tốc độ): Trong cơ cấu đó, đối tượng nào chiếm tỉ trọng cao nhất/ thấp nhất? Nếu A và B cùng chuyển dịch theo hướng giảm thì phải chỉ ra đối tượng nào giảm nhiều hơn.
 
- Kết luận: sự chuyển dịch này theo hướng tích cực hay tiêu cực?
 
- Giải thích (nếu đề yêu cầu)
 
“Chống chỉ định” những lỗi… linh tinh
 
Vẽ biểu đồ quên tên biểu đồ, đơn vị, ghi chú; chia khoảng cách năm không chính xác.
 
* Chậm mà chắc. Nếu dò đi dò lại vẫn chưa đảm bảo, hãy lật Atlat “bốc thăm” một biểu đồ bất kì so xem bài của mình còn thiếu gì “bé tẹo teo” không. Khi vẽ biểu đồ nhiều mốc thời gian, không nên áng chừng mà phải dùng thước chia tỉ lệ chính xác.
 
Nếu vẽ biểu đồ hình tròn phải có đường hướng tâm, phân bổ nội dung theo chiều kim đồng hồ.
 
Nhận xét biểu đồ sơ sài, dông dài mà chẳng “trúng” trọng tâm.
 
Phần lý thuyết trả lời thiếu ý, diễn giải lung tung
 
Bài học “xương máu” là trước khi trình bày bất kì nội dung nào, bạn phải gạch đầu dòng trước tất cả các ý chính (trong nháp), và triển khai theo lối diễn dịch (câu chủ đề trước, ý chứng minh sau).
Đừng dại mà xài lối văn quy nạp, giải thích sai thì nội dung chính tóm lại phía sau dù đúng cũng bị gạch luôn, coi như “mất cả chì lẫn chài”.
 
Vẽ biểu đồ bằng bút chì
 
“Chống chỉ định” bút chì khi vẽ biểu đồ (trừ vẽ vòng tròn). Bạn cũng không được dùng màu khi chú thích biểu đồ, thay vào đó phải dùng kí hiệu nhé.
 
Để giấy trắng khi nộp, hoặc bài làm ghi toàn những câu thơ thẩn nhảm nhí, cầu xin thống thiết: “Cô ơi, cứu em!!!”
 
Coi chừng sự “táo bạo” ấy sẽ góp phần loại bài của bạn từ vòng gửi xe đấy.Để “chắc ăn” với môn Địa lý, thí sinh cần “luyện” vài “tuyệt kỹ” sau đây:

Video

Bản đồ