Tin TUYỂN SINH

»

Nguyên nhân ngày 5/9 không được chọn làm ngày khai giảng

 Vẫn biết  5/9/1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại gửi thư cho toàn thể học sinh, sinh viên cả nước đón chào năm học mới. Đó là lý do 5/9 được chọn làm ngày khai giảng, nhưng hiện nay thì không...

Thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam ai ai cũng biết đến ngày Khai giảng 5/9, và nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người. Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều trường học ở các cấp trong cả nước đã tiến hành tổ chức những buổi lễ khai giảng ở nhiều ngày rất khác nhau từ 18- 19/8 trải dài đến tận 9-10/9, đây cũng được xem là điều dễ hiểu khi ở mỗi địa phương có sự khác biệt với nhau về thời tiết, định hướng giảng dạy và một số những điều kiện khác cho phép...

Ở một số nơi tiến hành bắt đầu học từ rất sớm ngày 25/8 nhưng vẫn đợi đến ngày 5/9 để tổ chức buổi lễ khai giảng, mang đến rất nhiều sự tranh luận không chỉ cho bản thân các em, phụ huynh và cả sự quan tâm của xã hội. Nghịch lý nối tiếp nghịch lý khi nhiều người cho rằng, điều đó đã làm mất đi giá trị của ngày khai giảng, vì  khai giảng phải là ngày đầu tiên các em đến trường.

Ở một số trường học ngày khai giảng còn được xem là ngày để Ban giám hiệu nhà trường có thể biểu dương được những thành quả tốt đẹp trong năm học vừa qua, giới thiệu những phương hướng hoạt động như "trên trời", điều mà hầu hết các em khó có thể tiếp thu được, hay hơn và hiệu quả hơn nếu như họ biết cách đưa buổi lễ khai giảng trở nên trang trọng, gọn gàng và thổi thêm vào đó một chút động viên các em với các hoạt động giao lưu, những điều bất ngờ lôi cuốn...

Thông thường tại nước ta, kì nghỉ lễ 2/9 thường kéo dài từ 3 đến 4 ngày, thậm chí là 5 ngày. Đây là khoảng thời gian tiết trời bắt đầu thay đổi với những trận mưa bất chợt, rất khó để có thể tổ chức được những buổi lễ kỉ niệm hay ngày khai giảng, những trận mưa "không mời mà đến" khiến đường phố ngập lụt, đi lại khó khăn. Trong những ngày khai giảng, nhiều học sinh bị ướt từ đầu đến chân do chủ quan, không ngờ mưa to đến vậy, mặc dù đoạn đường đến trường không xa.

Các bậc phụ huynh cũng loay hoay vất vả với con em mình Học sinh phải ngồi tại các hành lang, lối đi lại; chỗ ngồi cho đại biểu, thầy cô phải dồn lại, các tiết mục văn nghệ bị hoãn...mọi việc diễn ra không như mong đợi. Tất cả đem lại một tâm lý chán trường, không lấy gì làm vui cho các em.

Tâm lý con người là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các bé ở bậc tiểu học, khi sự phát triển tâm lý là vô cùng quan trọng. Diện trang phục mới thật tinh tươm, háo hức với không khí khi được gặp lại bạn bè là tâm lý của hầu hết các bé, nhưng đến để tham dự một buổi lễ không mong muốn bởi nhiều yếu tố như vậy thì thật khó mà chấp nhận được.

Giá trị của ngày khai giảng không quan trọng ở việc lựa chọn ngày tổ chức buổi lễ, ở những bài diễn viên dài lê thê, những định hướng giáo dục như trên trời mà nên chú trọng hơn vào một nghi lễ của một sự chào đón mới mẻ, nơi các em được đón chào những thứ phù hợp với tâm lý của mình, để giữ lại một chút gì đó của một thời không thể quên.

 

Cải cách giáo dục từ những vấn đề đơn giản vẫn còn là một bài toán... rất khó.

 

 

TIN KHÁC

Video

Bản đồ