Gia sư môn Toán

»

3 lỗi trình bày mất điểm như chơi khi làm bài thi môn Toán

 

3 lỗi trình bày mất điểm như chơi khi làm bài thi môn Toán

Đừng để mất điểm với những lỗi trình bày cẩu thả. 0,25 điểm hoàn toàn có đủ sức đánh trượt bạn khỏi trường đại học. Thầy Lê Bá Trần Phương sẽ lưu ý 3 lỗi trình bày học sinh thường gặp nhất khi làm bài thi đại học môn Toán. 

Thầy Lê Bá Trần Phương với kinh nghiệm nhiều năm chấm thi đại học dí dỏm chia sẻ: "Chấm thi đại học mới thấy nhiều điều đáng tiếc. Có rất nhiều em kiến thức rất vững nhưng trình bày cẩu thả nên không thể đạt điểm tối đa. Là người chấm thi, nếu không chấm điểm cho các em thì thấy đôi chút thiệt thòi, nhưng nếu cho điểm thì lại thấy có tội với đất nước. Mà là giáo viên thì không được có tội với đất nước được".

Sau đây là 3 sai lầm khiến học sinh mất điểm như chơi khi làm bài thi môn Toán được thầy Lê Bá Trần Phương đúc kết sau nhiều năm tham gia chấm thi đại học: 
 

 

1. Quên dấu tương đương khi biến đổi tương đương các phép tính

Khi biến đổi tương đương phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, học sinh thường rất hay quên đặt dấu tương đương khi thực hiện một phép biến đổi tương đương trong bài thi. Đây là lỗi mà học sinh hoàn toàn không để ý khi viết bài và khi soát lại bài. 

Môn Toán áp dụng phương thức chấm điểm từ trên xuống dưới, đúng đến đâu tính điểm đến đó đồng nghĩ với việc sai ở đâu sẽ không được tính điểm ở phần biến đối tiếp theo dù ra kết quả đúng. Vì thế, chỉ cần thiếu dấu tương đương, lập tức bài thi sẽ không được tính điểm. 

quen dau tuong duong

So sánh với đáp án trên, nếu quên dấu tương đương, bạn sẽ không được tính điểm ở phần sau. 

2. Vẽ đồ thị hàm số không đúng bản chất

Khi vẽ đồ thị hàm số, học sinh thường mắc hai sai lầm sau:

- Vẽ đồ thị không thể hiện đúng sự biến thiên của hàm số (ví dụ: đồ thị cong vênh...).
- Đồ thị hàm số không cắt trục hoành (trong khi bắt buộc phải cắt trục hoành...)

3. Gạch bỏ một đoạn dài

Sau khi gạch bỏ một đoạn dài, học sinh thường viết tiếp ngay sau đó khiến giám khảo rất khó để theo dõi và chấm tiếp bài thi. Đây là sai lầm rất hay gặp của học sinh. Vì thế, sau khi gạch bỏ một đoạn dài, cần cách xa hoặc có dấu hiệu để giám khảo hiểu rằng mình vẫn tiếp tục giải quyết bài toán này. 

TIN KHÁC

Video

Bản đồ