Gia sư môn Toán

»

Khoảng cách giữa hai đường chéo nhau

 

Khoảng cách là câu hỏi thường xuyên trong đề thi quốc gia. Có nhiều phương pháp để tìm khoảng cách này. Bài trước thầy đã đưa các bài tập tính khoảng cách dựa vào thể tích tứ diện còn trong phạm vi bài viết này là các bài tập tính khoảng cách theo cách thuần túy thông thường

 


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác vuông tại S, hình chiếu vuông góc của S lên (ABCD) là điểm H thuộc AD sao cho \displaystyle HA=3HD,\,\,AD=4a. Gọi M là trung điểm của AB, \displaystyle SA=2a\sqrt{3}, đường thẳng SC tạo với đáy góc \displaystyle {{30}^{0}}. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ M đến (SBC)

Hướng dẫn


Bài tập Trung bình – Cho hình chóp đều A.BCD có \displaystyle AB=a\sqrt{3},\,\,BC=a. Gọi M là trung điểm của CD. Tính thể tích khối chóp A.BCD theo a và khoảng cách giữa hai đường thẳng BM và AD.

Đáp án


Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA vuông góc với đáy và SA = a. Gọi O là tâm hình vuông . Kẻ OH vuông góc với SC tại H . Biết góc giữa SC và (ABC) bằng 60^{0} . Tính thể tích khối chóp H.SBD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SC và BD

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và có góc \displaystyle \widehat{ABC}={{60}^{0}}. Hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) cùng vuông góc với đáy, góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABCD) bằng \displaystyle {{30}^{0}}. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và CD theo a.

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a. Gọi E, F là trung điểm của AB và BC, H là giao điểm của AF và DE. Biết SH vuông góc với (ABCD) và góc giữa đường thẳng SA và (ABCD) bằng \displaystyle {{60}^{0}}. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SH và DF

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Gọi E là điểm đối xứng của D qua trung điểm của SA, M là trung điểm của AE, N là trung điểm của BC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và AC

Đáp án


Bài tập rất Khó – Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, mặt bên SAB là tam giác vuông cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABCD). Khoảng cách từ trung điểm I của AB đến (SCD) bằng  \displaystyle \frac{a\sqrt{5}}{5}. Gọi F là trung điểm cạnh AD. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng CF và SB

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên (ABC) là điểm H thuộc BC sao cho HC = 2HB. Góc giữa SA với (ABC) bằng 45^{0}. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng SC và AB

Đáp án


Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, AB=2a,BC=a . Các cạnh bên bằng nhau và cùng bằng a\sqrt{2}. Gọi M, N là trung điểm của AB và CD, K là điểm trên AD sao cho AK=\frac{a}{3}. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và SK.

Đáp án


Bài tập Trung bình – Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi có cạnh bằng a\sqrt{3},  \widehat{BAD}=120^{0} và cạnh SA vuông góc với đáy. Biết góc tạo bởi (SBC) và đáy bằng 60^{0}.  Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và SC

Đáp án


Bài tập Trung bình – Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B; AB = 2a; AC = 4a. Hình chiếu vuông góc của đỉnh S trên (ABC) là trung điểm H của AC. Góc giữa SA và (ABC) bằng 60^{0}.  Tính thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC

Đáp án


Bài tập Khó – Cho khối chóp S.ABCD có ABCD là hình chữ nhật, biết AB = 2a, AD = a. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM=\frac{a}{2},  cạnh AC cắt MD tại H. Biết SH vuông với (ABCD) và SH = a. Tính thể tích khối chóp S.HCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SD và AC theo a

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABC có SA vuông với đáy và AB=a,AC=2a, góc \widehat{BAC}=120^{0}.  Mặt phẳng (SBC) tạo với đáy góc 60^{0}.  Tính thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và AC theo a.

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông, SA vuông đáy, SA = a, diện tích tam giác SBC là \frac{a^{2}\sqrt{2}}{2}.   Tính thể tích khối chóp S.ABC. Gọi I, J là trung điểm của SB, SD.  Tính khoảng cách giữa AI và CJ

Đáp án


Bài tập Trung bình – Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật; độ dài các cạnh AB=a,BC=a\sqrt{2}.  Các cạnh bên bằng nhau và bằng 2a. Gọi M, N là trung điểm của các cạnh AD và BC; K là điểm trên AD sao cho AK=\frac{2a\sqrt{2}}{3}.  Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và SK

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, gọi M là trung điểm của AB. Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông đáy, biết SD=2a\sqrt{5}, SC tạo với đáy góc 60^{0}.  Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng DM và SA.

Đáp án


Bài tập Khó – Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thoi cạnh 3a và \widehat{ABC}=60^{0}.  Tính theo a thể tích khối tứ diện S.ACD và khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SD biết SA=SB=SC=a\sqrt{7}

Đáp án


Bài tập Trung bình – Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thoi cạnh a, góc \widehat{ABC}=60^{0}.  Cạnh bên SD=a\sqrt{2}.  Hình chiếu vuông góc của S trên (ABCD) là điểm H thuộc đoạn BD sao cho HD=3HB. Gọi M là trung điểm cạnh SD. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và tính khoảng cách giữa hai đường thẳng CM và SB.

Đáp án


Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B . Các mặt bên (SAB) và (SAD) cùng vuông góc với mặt đáy , I là trung điểm của SC . Cho AB = a , SA = BC = a, CD=2a\sqrt{5} . Gọi H là điểm thỏa mãn \overrightarrow{AH}=\frac{1}{5}\overrightarrow{AD} . Tính theo a thể tích của tứ diện IBCD và khoảng cách giữa 2 đường thẳng BH và SC.

Đáp án


Cho hình chóp S.ABCD cs đáy ABCD là hình thoi cạnh a, góc \widehat{ABC}=60^{0} . Cạnh bên SD=a\sqrt{2} . Hình chiếu vuông góc của S trên (ABCD) là điểm H thuộc BD sao cho HD = 3HB . Gọi M là trung điểm của cạnh SD . Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng CM và SB.

Đáp án


Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a . Gọi E là điểm đối xứng của D qua trung điểm của SA, M là trung điểm của AE, N là trung điểm của BC . Chứng minh MN vuông góc với BD . Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và AC

TIN KHÁC

Video

Bản đồ