Gia sư luyện chữ đẹp
»
Gia sư luyện chữ đẹp
Bạn đang cần tìm gia sư luyện chữ đẹp cho học sinh lớp 1 2 3 4 5 tại thành phố Vinh
1, Tại sao lại cần luyện chữ đẹp
Từ lâu ông cha ta đã có câu “nét chữ nết người” . Thông qua nét chữ người ta có thể đánh giá rất nhiềuvề con người của bạn. Từ tính cách, phương châm sống.....Do đó , việc rèn được nét chữ đẹp luôn được chú trọng hàng đầu với các học sinh tiểu học." Nét chữ không chỉ là đơn thuần là chữ viết mà nó nói lên TẤT CẢ NHỮNG GÌ BÊN TRONG BẠN ".Vậy nếu bạn cũng đang có vấn đề tương tự với con em mình thì hãy tìm ngay một gia sư luyện chữ đẹp tại Gia sư Alpha thành phố Vinh. Với kinh nghiệm lâu năm về luyện chữ đẹp chúng tôi cam kết giúp đỡ các em một cách tốt nhất.
Từ xưa cha ông ta có quan điểm nét chữ thể hiện nét người, điều đó không sai, nhưng nét chữ ấy phải được thể thể hiện một cách tự nhiên chứ không phải học gò ép theo những mẫu chữ ấy phải được, những nét định sẵn để rồi khi viết ra thì chữ em nào cũng như em nào. Còn nếu nói nói rằng luyện chữ để đạt đến mức có thể thể hiện được tính cách, tâm trạng, cảm xúc thì không phải ai cũng rèn được và không phải ai cũng “đọc” ra được
2, Những tính cách cần có của người luyện chữ
Kiên trì, bền bỉ . Đức tính không thể thiếu mà một gia sư luyện chữ đẹp có thể giúp các em học sinh bởi vì việc luyện chữ là luyện qua những thất bại những nét chữ chưa thành hình.
Quyết tâm, nỗ lực . Hình thành được nét chữ đẹp là do chúng ta tiêu tốn từng giờ từng để luyện tập sửa sai trên lỗi của chính mình.
Lưu ý: Không nhất thiết phải bắt trẻ mất nhiều thời gian cho việc cặm cụi rèn giũa ngày
ü Dạy kèm luyện viết chữ đẹp cho tất cả các em học sinh tiểu học.
ü Hướng dẫn, nhắc nhở các em viết cẩn thận, từng nét một, viết chậm từ từ rồi dần dần viết nhanh, viết đẹp như chữ mẫu.
ü Gia sư sẽ hướng dẫn các em cách cầm bút, đặt vở và ngồi viết đúng tư thế và khoa học để nét chữ đứng, đẹp và chuẩn.
ü Dạy viết nét thanh, nét đậm, in nghiêng... cho các bé.
ü Ôn định, củng cố và hoàn thiện chữ viết cho các bé nhỏ tuổi sắp vào lớp một và đang học cấp một.
ü Duy trì chữ viết đẹp. Hướng dẫn kỹ thuật viết nhanh đối với học sinh cấp II, III.
ü Để giúp học sinh tiểu học viết chữ đẹp-căng-thẳng-tròn-đều, gia sư sẽ cho các em xem chữ mẫu,chọn loại bút để viết, viết mẫu và hướng dẫn các em quan sát, viết đúng chữ theo quy định của bộ.Gia sư luyện chữ đẹp sẽ hướng dẫn các bé trình bày bài viết chữ dưới dạng văn bản đồng thời mở rộng thêm các dạng mẫu chữ mới, phát huy khả năng sáng tạo cho các bé....
Với hình thức học tại nhà, giờ giấc linh hoạt chủ động cho các bé và không mất thời gian đi lạiVậy có những cách nào giúp trẻ có thể viết đẹp?
1. Điều quan trọng trước tiên là góc học tập của bé
Bàn học của bé
Bố mẹ bé hãy bắt đầu từ việc chọn cho bé bộ bàn ghế phải vừa đúng tâm của bé, sao cho khi ngồi thì khuỷu tay bé vừa chấm xuống mặt bàn. Nếu bàn quá thấp mà bé phải khom lưng xuống, lâu ngày thì nguy cơ bé bị các tật như: gù, vẹo cột sống, lệch vai, cận thị…. là rất cao. Vậy nên bố mẹ các bé phải quan tâm kèm cặp bé sát sao vào giai đoạn đầu này nhé!
Ánh sáng ở góc học tập của trẻ cũng rất quan trọng.
Một góc học tập sạch sẽ, sáng sủa, được sắp xếp gọn gang làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn khi học. Không nên chọn chỗ tối tăm, muỗi gián làm trẻ đâm ra sợ hãi và không còn hứng thú trong việc học. Nếu đặt đèn, bạn phải đặt phía trước mặt hoặc hắt từ bên trái sang. Vì nếu đặt sau lưng hoặc bên phải, bóng của lưng và tay trẻ sẽ làm tối tập.
2. Vở viết
Các bậc phụ huynh nên chọn loại có kể ô ly to, rõ nét, giấy dày để chữ không bị hằn hoặc mực không bị thấm sang mặt giấy bên kia cho bé.
3. Các yếu tố bạn cần lưu ý khi bắt đầu tập cho trẻ viết chữ
Cách cầm bút
Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Phần di động bút khi bé viết sẽ do ba ngón này đảm nhận. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.
Ngón áp út và ngón út cong lại và đặt thoải mái trên bàn. Đây là phần cố định của bàn tay khi bé viết.
Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
Cố gắng không cho trẻ di chuyển cả cánh tay khi viết. Nếu trẻ chưa tập được bạn có thể cho trẻ nằm trên sàn để tập cố định cánh tay trong thời gian đầu. Khi trẻ đã quen bạn tập cho trẻ ngồi viết trên bàn trở lại.
Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Tư thế ngồi
Nên tập cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế để tránh các tật về xương, mắt.
Trước tiên bạn cần phải đảm bảo bàn và ghế phải phải phù hợp với chiều cao, đúng tầm của trẻ, sao cho khi trẻ ngồi thì khuỷu tay vừa chấm tới mặt bàn. Nếu bàn quá thấp trẻ sẽ phải khom lưng xuống, lâu ngày sẽ bị gù hoặc tệ hơn nữa là vẹo cột sống. Nhưng nếu bàn quá cao, trẻ phải nhướng người lên, hoặc cúi sát xuống để viết dễ bị cận thị.
Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
Ghế trẻ ngồi phải vuông góc với hông, cằm và chân trẻ.
Lưu ý:
* Một số trẻ không quen nhìn các mặt phẳng đứng mà chỉ thích nhìn mặt phẳng nằm ngang. Có thể cho trẻ luyện với các mặt phẳng nghiêng (ngồi bàn có độ dốc…).
* Nếu trẻ cầm bút chì quá gần hay quá xa với ngòi bút: bạn có thể dán một miếng đệm tại vị trí bé cần cầm bút để đánh dấu trong thời gian đầu.
6 điều cần lưu ý để có cách cầm bút đúng cho trẻ khi tập viết.
Một là: Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ba ngón này sẽ đảm nhận phần di động bút khi bé viết. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5cm.
Hai là: Ngón út và áp út cong lại, sau đó đặt thoải mái trên bàn. Đây là phần cố định của bàn tay khi bé viết.
Ba là: Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
Bốn là: Cố gắng khi viết không cho con di chuyển cả cánh tay. Nếu trẻ chưa tập được bạn có thể cho trẻ nằm trên sàn để tập cố định cánh tay trong thời gian đầu. Khi trẻ đã quen bạn tập cho trẻ ngồi viết trên bàn trở lại.
Năm là: Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
Sáu là: Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối tránh cầm bút dựng đứng 90 độ. Không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy, phải thật nhẹ tay đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang.
Chúc các bạn thành công!
Vì tương lai con em chúng ta, hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay.
Địa chỉ: Số 04 - Ngõ 03 - Đường Tân Hùng - Tp.Vinh
(Gần đại học y khoa Vinh)
Điện thoại : 0917.638.972 – 0984.638.972
Emai: trungtamgiasu.alpha@ gmail.com
Xem bảng giá dịch vụ tại:http://giasualpha.tk
TIN KHÁC
- » Bí quyết viết chữ đẹp
- » CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT- PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH
- » 3 điều phụ huynh cần lưu ý khi dạy con tập viết - Gia sư luyện chữ đẹp tại thành phố Vinh
- » Gia sư luyện chữ đẹp tại nhà ở TP Vinh - đội ngũ gia sư chuyên luyện chữ đẹp tại nhà
- » Phương pháp luyện chữ đẹp
- » Video luyện chữ đẹp 1
- » Video luyện chữ đẹp 2
- » Trung tâm luyện chữ đẹp tại thành phố Vinh