Toán chia hết là một dạng toán khá phổ biến đối với học sinh lớp 5. Dạng toán này bao gồm khá nhiều dạng bài tập nhỏ, chính vì vậy mà các em học gia sư Toán lớp 5 nên chú ý, đặc biệt là những em thi chuyên.
Dưới đây là những dạng bài liên quan tới toán chia hết và cách giải. Các em có thể tham khảo
Dạng 1: Loại toán viết số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết
Cách giải: Dựa vào các dấu hiệu chia hết của các số để thiết lập các số theo yêu cầu của bài toán.
Vd: Thiết lập các số có 3 chữ số khác nhau từ 4 chữ số 0, 4, 5, 9 thỏa mãn điều kiện chia hết cho 2
Giải:
Các số chia hết cho 2 có tận cùng là 0 hoặc 4. Mặt khác, có 3 chữ số khác nhau nên các số thiết lập được là:
450 504 904 954
490 540 940
590 950
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn và thiếu sót các bạn gia sư Toán nên dạy trẻ cách trình bày lần lượt các đầu số.
Dạng 2: Dùng dấu hiệu chia hết để điền vào chữ số chưa biết
Ở dạng này thì bài toán đòi hỏi học sinh phải có khả năng vận dụng và nhớ được dấu hiệu chia hết của nhiều số trong đó có 2 hoặc 5. Các bạn gia sư cần hướng dẫn cho trẻ các bước như sau:
Bước 1: Căn cứ vào dấu hiệu chia hết cho 2 hoặc 5 để tìm ra chữ số tận cùng.
Bước 2: Kết hợp dấu hiệu chia hết của số còn lại để tìm ra chữ số chưa biết.
Vd: Tìm x, y để 1996xy chia hết cho 5 và 9
Giải:
Số đó chia hết cho 5 nên có tận cùng là 0 hoặc 5. Do đó y có thể là 0 hoặc 5
Với y = 0, số đó là 1996×0. Mà số đó chia hết cho 9 nên (1+ 9+9+6+x+0) chia hết cho 9. Vậy x= 2. Vậy số đó là 199620.
Tương tự với y=5
Dạng 3: Bài toán về phép chia có dư
Các bạn gia sư toán lớp 5 cần lưu ý với trẻ các tính chất đặc biệt của phép chia có dư như
- Nếu hai số chia cho 2 dư cùng 1 số thì tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho 2
Vd: 7 chia 2 dư 1 và 5 chia 2 dư 1 thì hiệu (7-5) và tổng ( 7+5) chia hết cho 2.
- Số chia cho 2 dư 1 thì có tận cùng là 1,3,5,7,9
- Chia cho 5 dư 1 tận cùng là 1, 6
- Chia cho 5 dư 2 tận cùng là 2, 7
- ……
Chúc các em thành công!