Gia sư môn Ngữ Văn
»
Tại sao giỏi mà vẫn nghèo
Trong cuộc sống xã hội ngày nay thì không dễ dàng gì để kiếm được sự công bằng nhất là giữa cái giỏi với cái giàu, nghèo. Một thực tế là những người nghèo thì luôn phấn đấu vươn lên do đó phần lớn những bạn con nhà nghèo đều học giỏi. Tuy nhiên cũng có một bộ phận con nhà nghèo nhưng do mặc cảm, tự ti vào bản thân nên không được điều đó. Con nhà giàu lại khác, phần lớn họ đều dựa vào thế lực của đồng tiền, những kết quả mà học có được cũng có thể do đồng tiền mang lại. Tuy nhiên đã là con nhà giàu mà quyết tâm học tập thì họ sẽ học rất giỏi. Ở đây khi bình luận có hai vấn đề mà chúng ta phải tìm hiểu: anh giỏi tại sao anh không giàu ? và anh giàu chưa chắc anh đã giỏi ? đâu đó trong giới trẻ vần truyền tai nói cho nhau nghe 2 câu dưới đây
Đừng tự hào ta nghèo mà học giỏi
Mà hãy hỏi sao ta học giỏi mà vẫn nghèo
Trước hết chúng ta xét xem "giỏi" nghĩa là gì đã. "Giỏi" trong việc học tập, tức là đã đầu tư vào việc học và đã có kết quả tốt (điểm). Và "giỏi", nói ở một khía cạnh khác, là lanh lợi, và có khả năng về kinh doanh, về các mối quan hệ để từ đó kiếm ra được đồng tiền. Ở khía cạnh này, người đó có thể không giỏi trong việc học, nhưng để kiếm được tiền thì người đó rất có khả năng. Cái "giỏi" thứ nhất là giỏi trực tiếp, tức là mình học một cách cụ thể từ sách vở, từ các bài giảng của thầy cô trên lớp để có số điểm cao, cái giỏi đó được bắt nguồn từ việc học chủ động. Cái "giỏi" thứ hai, là giỏi một cách gián tiếp, tức là mặc dù không có một sách vở nào ghi chép, nhưng người ta vẫn có được khả năng kiếm ra tiền qua việc tiếp xúc sớm, việc học một cách bị động (học mà không biết mình đã được học) qua bạn bè, qua các mối quan hệ, qua những kinh nghiệm có được... Vậy thì cuối cùng, việc kiếm tiền cũng phải từ học mà ra cả!
Vậy thì tìm hiểu nó như thế nào, chắc chắn sẽ có nhiều suy nghĩ?
Ở đây ta thấy rõ muốn giàu có thì rõ ràng thì mình phải biết làm giàu (không tính trường hợp một số người sinh ra đã giàu rồi). Cái giàu ở đây là cái giàu có tính ổn định và có tính hợp pháp. Cái giỏi thể hiện ở khả năng quan sát cơ hội, biết cách sử dụng đồng tiền, đồng thời phải có năng lực cao về lĩnh vực mà mình làm giàu. Cụ thể hơn, khi ta có A (đồng) - một số vốn khá khiêm tốn thì ta phải biết mình nên sử dụng như thế nào cho hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều này thì ta phải có kiến thức tổng quát về tình hình hiện tại. Sau khi xác định xong, ta phải biết cách khai triển, phải có năng lực thật sự về lĩnh vực đó. Nếu không giỏi thì khó có thể làm các điều trên được.
Học giỏi khi ra trường nhiều người vận dụng tốt trong thực tiển thì thành đạt thì đó phải là những con người lanh lợi thiên biến vạn hóa biết chớp thời cơ, biết đi trước đón đầu có đầu óc tổ chức phân tích phán đoán sự việc, thông minh và trí nhớ tốt đó là hai yếu tố cần thiết của một người tháo vát thông minh sáng tạo, nhưng chúng ta đừng bỏ đi quan niệm "Sống có đức thì mặc sức mà ăn" hiện tại trong xã hội cũng có nhiều ngưới trình độ chỉ lớp 8 – 9 mà đấu óc kinh doanh thì đó là đầu óc tổ chức của một cử nhân kinh tế mặc dù họ chưa theo học một lớp kinh tế nào, đó còn gọi là tài thiên bẩm có trong cốt cách của một con người và theo quan niệm duy tâm còn gọi là phần số.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một số suy nghĩ lại cho rằng con người ta hay nói nhất nghệ tinh, nhất thân vinh nên nếu là người giỏi thực sự, dù trong bất kỳ lĩnh vực nào thì cơ hội để kiếm tiền đều rất nhiều.
Có những người giỏi mà không giàu trong xã hội
Có một nhóm ý kiến đưa ra là trong xã hội cần nhiều dạng người, tuy nhiên cần nhất là những người giỏi chuyên môn, tâm huyết nghề, yêu công việc, biết vì người khác, vì cộng đồng, biết cống hiến, hy sinh. Nếu chúng ta cứ cổ súy cho cái giỏi thì phải giàu, thì còn có ai biết hy sinh một chút lợi ích cá nhân để vì cộng đồng đây?
Có những người ra trường đời không giỏi, không giàu, nhưng họ học giỏi, nghiên cứu giỏi, thế cũng là giỏi trong lĩnh vực của họ rồi, buồn thay họ lại bị xã hội khinh rẻ, cho rằng họ là gà công nghiệp, là mọt sách, là giỏi đểu. Nhưng họ không nghĩ là nước Việt Nam ta còn nghèo, còn lạc hậu, nếu không chịu khó nghiên cứu, học hỏi, thì cái giàu hào nhoáng bên ngoài cũng nhanh chóng lụi tàn mà thôi.
Thật buồn là trong xã hội ngày nay với những suy nghĩ sặc mùi kim tiền, cứ có tiền là có quyền lên mặt với người khác, cứ có tiền là có quyền lên mặt rằng ta hơn người, sang hơn người, giỏi hơn người. Ở đây có nhiều câu hỏi là ?
Trên đời có rất nhiều người giỏi nhưng họ không giàu ? Chả lẽ họ kém ? Hay chỉ đơn giản là họ chọn một con đường khác không phải là làm giàu ?
Ở đây xin được đưa ra những ví dụ như những nhà bảo vệ môi trường, họ rất giỏi, họ bất chấp tất cả hiểm nguy để bảo vệ những động vật đang bị đe dọa. Rồi những nhà khoa học đạt giải Nobel họ đâu có giàu thậm chí có người rất nghèo nhưng ai cũng công nhận là họ rất rất giỏi. Hoặc những nhà bác học thiên tài như Einstein chẳng hạn, họ dành cả đời để nghiên cứu khoa học, nhốt mình trong phòng thí nghiệm…
Họ không làm giàu cho bản thân nhưng những phát minh của họ đã thay đổi được cả bộ mặt thế giới, có thể dùng làm phương tiện cho người khác làm giàu.
Người ta ngưỡng mộ những bước chân thần kỳ của người máy asimo, chứng minh cho trí tuệ siêu việt của con người. Thử hỏi ai là người đã sáng tạo ra nó, chẳng phải là những nhà khoa học đầy đam mê và nhiệt huyết đó sao.
Nhiều nhà giáo, giảng viên tại các trường đại học họ rất giỏi về kiến thức, có nền học vấn uyên bác nhưng nói về tài chính thì còn khó khăn. Đấy họ ai cũng rất giỏi nhưng họ không giàu, vậy nói giỏi phải giàu thì đôi khi điều đó không chính xác lắm trong xã hội
Tóm lại
Học giỏi chỉ là lý thuyết thôi, mà lý thuyết không hành chỉ là lý thuyết suôn. Trong thực tế cuộc sống có muôn vạn nẽo đường, mỗi người đi theo hướng mình đã chọn. Có người đem kiến thức đem ra vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt vào làm ăn kinh doanh thì họ giàu có về vật chất. Có người đem kiến thức ra nghiên cứu vận dụng tìm ra cái mới cho xã hội thì họ giàu có về tri thức. Vậy giàu có ở đây có nhiều khía cạnh mà ta luôn luôn phải bàn và luôn tìm cách đến câu hỏi suốt đời của mỗi con người, và câu trả lời thì chỉ mỗi con người mới hiểu được.
Mọi suy nghĩ mình trình bày có thể sẽ có nhiều thắc mắc nữa, thậm chí có thể cho mình là điên khùng gì đó đó, nhưng mình luôn mong nhận được sự đóng góp của các bạn và chỉ dành cho những ai quan tâm mà thôi.
TIN KHÁC
- » Gia sư môn Văn - Sử - Địa tại thành phố Vinh
- » Gia sư môn lịch sử tại thành phố Vinh
- » Gia sư môn sử tại thành phố Vinh
- » Môn Địa: Kĩ năng làm bài thực hành
- » Bí quyết học và làm bài thi môn Lịch sử
- » 18 chữ "vàng" để học tốt môn Sử
- » 5 bí quyết học giỏi môn lịch sử
- » “Tuyệt kỹ” tránh “sảy chân” môn Địa lý
- » Đề thi Sử đến chuyên gia cũng xin nhận điểm 1
- » Bài Văn 9 điểm khuyên Thúy Kiều làm thêm cứu cha
- » Cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- » Thông tin cấu trúc đề thi ĐH CĐ môn ngữ Văn 2014
- » Nhũng lỗi nhỏ dễ mất điểm trong bài thi Văn
- » Để làm tốt đề văn nghị luận về một tác phẩm tự sự
- » Phân tích cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi ĐH
- » Ôn tập Ngữ văn nóng hổi tinh thần yêu nước
- » Điểm lưu ý khi làm bài tốt nghiệp môn Văn theo hướng mới
- » Thi Văn: Không nên dành nhiều thời gian làm mở, kết bài
- » Đề thi gây “bão” tranh luận
- » Gợi ý giải đề Văn khối D
- » Gợi ý đáp án môn Văn khối C.
- » Hướng dẫn làm bài Ngữ văn khối C
- » Hướng dẫn làm bài thi Ngữ văn khối D
- » Môn Văn: Thí sinh có đáp án sáng tạo sẽ được cộng điểm
- » Đề thi đại học môn Văn: Loại bỏ lối học văn theo khuôn mẫu
- » Gợi ý giải đề thi cao đẳng môn Ngữ văn – khối C, D 2014
- » Bài Văn thi đại học chinh phục cả hội đồng chấm thi
- » Rèn kỹ năng viết văn nghị luận
- » Cận cảnh nhà Bá Kiến 700 triệu đồng ở làng Vũ Đại
- » Đề, Đáp án Ngữ Văn lần 2 liên trường THPT Nghệ An 2019
- » Bộ đề thi thử THPT 2019 - Môn Ngữ Văn (Đáp án chi tiết)
- » 10 đề thi thử Văn hay nhất (giải chi tiết)
- » 5 bài học hay cha mẹ cần dạy con ngày Tết