Gia sư môn Ngữ Văn

»

5 bài học hay cha mẹ cần dạy con ngày Tết

 

   5 bài học hay cha mẹ cần dạy con ngày Tết

Những ngày cuối năm, các gia đình thường dọn dẹp nhà cửa một cách gọn gàng, sạch sẽ và trang trí để đón Tết. Cha mẹ hãy hướng dẫn con cùng phụ giúp mình. Bắt đầu từ những việc nhỏ như dọn dẹp đồ chơi, gấp quần áo, quét nhà…

Phụ huynh có thể vừa làm vừa dạy bé tại sao các gia đình thường dọn nhà để đón Tết. Ví dụ, nhà cửa cần gọn gàng đón năm mới vì dịp này sẽ có nhiều người đến nhà chơi.

Dọn dẹp nhà cửa trước ngày Tết còn mang thông điệp sắp xếp lại “bừa bộn” của năm cũ để chào đón năm mới an khang, thịnh vượng.

 

5 bai hoc hay cha me can day con ngay Tet hinh anh 1

Dạy con chúc Tết

Tết là dịp gia đình vui vầy sum họp, trao cho nhau nụ cười và những lời chúc tụng để bày tỏ lòng hiếu thảo, tình thương yêu của mọi người trong gia đình, với niềm mong ước một năm mới an vui, may mắn và hạnh phúc.

Phong tục chúc Tết cũng là nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Cha mẹ hãy tranh thủ ngày trước Tết Nguyên đán để dạy con một số câu chúc tết. Ví dụ, với ông bà thì chúc “khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi”, với người lớn thì chúc “sức khỏe dồi dào, làm ăn phát tài”, với anh/chị thì chúc “hạnh phúc, may mắn!”…

Mỉm cười và nói lời cảm ơn khi được nhận lì xì

Không ít trẻ em hiện nay chỉ biết lì xì là sẽ có tiền, mà không hiểu hết ý nghĩa sâu xa của phong tục đẹp đẽ này. Chính vì thế, nhiều bé bắt đầu có nhận thức sai lệch về lì xì, trở nên thực dụng khi chê bai những người lì xì ít tiền. Do đó, cha mẹ cần dạy trẻ ý nghĩa của việc lì xì không nằm ở giá trị đồng tiền.

Một số điều ứng xử khi được lì xì cha mẹ nên dạy con là: Con hãy mỉm cười và biết nói lời cảm ơn khi được người lớn lì xì. Nếu con quên, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ nhớ. Nên tránh việc chê bai ít nhiều, xé bỏ bao lì xì trước mặt khách, hay giành giật bao lì xì… Chỉ những điều đơn giản như vậy, nhưng cũng giúp cho con trưởng thành hơn.

Giúp con hiểu ý nghĩa của món ăn truyền thống ngày Tết

Những ngày Tết, các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ, với các món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt nấu đông, canh măng,… để cúng ông bà tổ tiên.

Các món ăn ngày Tết cũng mang nhiều ý nghĩa về mong ước một năm mới an lành và thịnh vượng. Bạn có thể kể bé nghe “Sự tích bánh chưng, bánh dày” để dạy con trân trọng những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo trắng thơm. Hoặc để con phụ giúp mình trong việc chế biến các món ăn truyền thống.

Dạy con tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Những ngày Tết cổ truyền cũng là dịp các mẹ dạy cho bé cách bày tỏ lòng tri ân đến những người vô cùng đặc biệt của bé.

Khi đưa bé đi chúc tết ông bà, hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu và sự vất vả của ông bà đã nuôi cha mẹ nên người để trẻ cảm dần những khó khăn vất vả từ đó lòng tri ân sẽ đến một cách tự nhiên với tâm hồn bé.

Sự tri ân của bé trở nên có ý nghĩa nhất khi cha mẹ và người thân trong gia đình là tấm gương để trẻ soi vào. Vì thế, cha mẹ hãy là người đầu tiên và duy nhất để bé cảm nhận sâu sắc nhất cách thể hiện tình cảm, sự mang ơn tới những người thân trong gia đình bằng những hành động cụ thể. Nếu bạn sống xa gia đình, hãy cho bé cơ hội được về quê vào ngày Tết cổ truyền

  

 

 

 

TIN KHÁC

Video

Bản đồ