bí quyết học - thi
»
10 dấu hiệu của người học giỏi thật sự
10 dấu hiệu của người học giỏi thật sự
Bạn có bảng điểm đẹp, bạn nằm trong “top” của lớp, ai cũng ngưỡng mộ thành tích mà bạn có. Nhưng có chắc bạn đã thật sự học giỏi và có tố chất để thành công sau này?
Học giỏi không có nghĩa là bạn được điểm cao, bạn luôn ở “top”, môn nào bạn cũng được thầy cô yêu quý. Bởi vì có những người được điểm cao vẫn rớt đại học, có những người tốt nghiệp đại học loại giỏi vẫn không xin được việc làm. Trong khi một bạn chỉ đạt học sinh khá, mờ nhạt trong lớp, vẫn có thể được xem là “học giỏi”, khi:
1. Không quan trọng điểm số
Hôm nay bạn bị 4 điểm, hôm sau bạn sẽ cố gắng để luôn được 10 điểm. Bạn không vì 4 điểm đó mà xuống tinh thần hoặc chán nản chuyện học.
2. Mượn bài kiểm tra của người khác để biết mình sai chỗ nào
Nhiều bạn sau khi nhận về bài kiểm tra chỉ xem điểm của mình, rồi mượn bài kiểm tra của bạn khác để xem họ bao nhiêu điểm, sau đó bạn vò bài kiểm tra của mình và vứt vào hộc bàn nếu đó là điểm xấu. Người học giỏi thật sự luôn muốn biết tại sao mình sai để rút kinh nghiệm ở lần sau.
3. Học ít nhưng hiệu quả
Trong khi những bạn khác “đầu tắt mặt tối” đi học cả ngày trên trường sau đó chạy sô học thêm nhưng điểm vẫn lẹt đẹt, thì bạn chỉ cần dành một tiếng đồng hồ để học môn bạn thích, nhưng điểm vẫn cao. Điều đó phản ánh rõ tố chất và thực lực của bạn.
4. Chỉ học khi cảm thấy thật sự cần thiết
Bạn không dành 2 tiếng đồng hồ chỉ để học… lí thuyết thể dục vì ngày mai có bài kiểm tra.
5. Vẫn có thời gian giải trí
Bạn học được điểm cao nhưng vẫn đi xem phim vào cuối tuần và ngày nào cũng rảnh chút ít để “tám” trên mạng với bạn bè.
6. Không quay cóp ở mọi hình thức
Rất nhiều bạn học sinh giỏi đều đã từng ít nhất một lần quay cóp chỉ vì sợ bị điểm thấp, hoặc họ muốn đạt điểm tuyệt đối. Khi bạn còn quá quan tâm đến điểm số như thế, bạn thực sự chưa giỏi.
7. Làm được những dạng bài tập thông minh
Có những bạn chỉ học khá trong lớp nhưng luôn làm được các dạng đề khó. Đây mới là những người thật sự có tố chất để học giỏi, chỉ vì một vài nguyên do vụn vặt (hay ẩu, lười học thuộc lòng, thụ động, ít phát biểu…) mà họ bị điểm thấp mà thôi.
8. Luôn đặt câu hỏi
Khi học, những người thật sự học giỏi sẽ cố gắng khai thác trọn vẹn kiến thức, đặt câu hỏi để đào sâu vấn đề và hay giơ tay phát biểu để bày tỏ ý kiến riêng của mình.
9. Sáng tạo khi làm bài tập
Khi làm toán, họ có nhiều cách khác nhau để giải bài. Khi làm văn, cách họ diễn đạt khác hẳn với những bạn trong lớp. Sáng tạo là chìa khóa của thành công. Càng học lên cao, bạn cần phải sáng tạo sau khi tiếp nhận những kiến thức cơ bản.
10. Luôn giúp đỡ bạn bè
Nếu học thật sự giỏi, bạn sẽ biết cách truyền đạt kĩ năng làm bài của mình để giúp đỡ bạn bè, chứ không phải chỉ cho họ chép bài hoặc ích kỉ không muốn ai được điểm cao hơn mình.
TIN KHÁC
- » Bí quyết giữ sức khỏe mùa thi
- » Bí quyết học bài mau thuộc
- » Bí kíp học thuộc lòng Văn, Sử, Địa
- » Phương pháp học bài thuộc cực nhanh và lâu quên
- » HỌC ĐƯỢC GÌ SAU MỖI LẦN THI THỬ ĐH ? GIA SƯ ALPHA
- » Phân loại học sinh giỏi
- » Kinh nghiệm thi thử đại học môn Toán - Gia sư toán tại tp Vinh
- » Kinh nghiệm học để thi đại học môn Hóa- Gia sư Hoá tại Vinh
- » Kinh nghiệm thi thử đại học môn Lý - Gia sư môn Lý 6 - 12 tại Vinh
- » 6 kinh nghiệm chọn trường thi đại học
- » 10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG PHÒNG THI
- » 8 tuyệt chiêu giúp bạn tự tin khi mùa thi đến
- » Bí quyết là đây
- » Tuyệt chiêu chon trường chắc chắn đậu đại học
- » Lời khuyên trước ngày thi ĐH
- » Những bài thi ĐH chấm “0” không cần suy nghĩ
- » Bí mật phòng thi của thủ khoa
- » Thí sinh thiệt điểm vì dùng sai bút khi làm bài trắc nghiệm
- » Những sơ xuất khiến thí sinh “trượt” ĐH
- » Chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi Đại học
- » 8 điều cần ghi nhớ cho sĩ tử trước kì thi đại học
- » Tuyệt chiêu học thuộc lòng
- » Bí Quyết học các Công Thức Vật Lý 12 dễ nhớ
- » Ôn thi Đại học khối A: Những công thức Vật Lý cần nhớ (Phần 1)
- » Những đề thi chỉ có ở Việt Nam
- » 9 bài học giúp học sinh vượt qua các bài toán chứng minh hình học
- » Bí quyết 'gặt' điểm đọc hiểu môn văn
- » Thi THPT quốc gia: Lưu ý quan trọng khi tô bài thi trắc nghiệm
- » Quy trình chấm thi phần tự luận kỳ thi THPT
- » Thủ khoa khối B xứ Nghệ tiếc vì chỉ đạt 9,75 điểm Toán
- » Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10
- » Những công việc làm thêm cho sinh viên mà không cần kiến thức chuyên môn