bí quyết học - thi
»
Bí quyết học bài mau thuộc
1. Tinh thần thoải mái
Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!
Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.
Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn ạ! Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao! Hiệu quả lắm đấy!
Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!
2. Hiểu bài và tóm lược ý chính
Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong sách thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, các bạn chỉ cần đọc thật kĩ sách là hiểu ngay. Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “chưa thông” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô.
Sau khi hiểu rồi thì bắt đầu tóm lược các ý chính cho dễ hiểu bạn nhé! Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề). Tốt nhất là nhớ được thứ tự từng bài trong sách, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!
Sau đó là gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn rồi tóm lược lại khoảng vài chữ cho dễ nhớ. Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy!
3. Nhẩm bài
Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nếu bạn nhẩm bài mà hay nghĩ ngợi mông lung thì sẽ rất lâu mới quay về được bài học đấy. Khi nhẩm, chỗ nào quên, bạn cố gắng nhớ nhé, nếu không nhớ ra thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!
Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là các bạn phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt.
4. Những điều cần nhớ
Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.
Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!
Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!
5. Điều nên tránh
Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy!
Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!
Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!
TIN KHÁC
- » Bí quyết giữ sức khỏe mùa thi
- » Bí kíp học thuộc lòng Văn, Sử, Địa
- » Phương pháp học bài thuộc cực nhanh và lâu quên
- » HỌC ĐƯỢC GÌ SAU MỖI LẦN THI THỬ ĐH ? GIA SƯ ALPHA
- » Phân loại học sinh giỏi
- » Kinh nghiệm thi thử đại học môn Toán - Gia sư toán tại tp Vinh
- » Kinh nghiệm học để thi đại học môn Hóa- Gia sư Hoá tại Vinh
- » Kinh nghiệm thi thử đại học môn Lý - Gia sư môn Lý 6 - 12 tại Vinh
- » 6 kinh nghiệm chọn trường thi đại học
- » 10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG PHÒNG THI
- » 8 tuyệt chiêu giúp bạn tự tin khi mùa thi đến
- » Bí quyết là đây
- » Tuyệt chiêu chon trường chắc chắn đậu đại học
- » Lời khuyên trước ngày thi ĐH
- » Những bài thi ĐH chấm “0” không cần suy nghĩ
- » Bí mật phòng thi của thủ khoa
- » Thí sinh thiệt điểm vì dùng sai bút khi làm bài trắc nghiệm
- » Những sơ xuất khiến thí sinh “trượt” ĐH
- » Chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi Đại học
- » 8 điều cần ghi nhớ cho sĩ tử trước kì thi đại học
- » Tuyệt chiêu học thuộc lòng
- » Bí Quyết học các Công Thức Vật Lý 12 dễ nhớ
- » Ôn thi Đại học khối A: Những công thức Vật Lý cần nhớ (Phần 1)
- » Những đề thi chỉ có ở Việt Nam
- » 9 bài học giúp học sinh vượt qua các bài toán chứng minh hình học
- » Bí quyết 'gặt' điểm đọc hiểu môn văn
- » Thi THPT quốc gia: Lưu ý quan trọng khi tô bài thi trắc nghiệm
- » Quy trình chấm thi phần tự luận kỳ thi THPT
- » Thủ khoa khối B xứ Nghệ tiếc vì chỉ đạt 9,75 điểm Toán
- » Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10
- » 10 dấu hiệu của người học giỏi thật sự
- » Những công việc làm thêm cho sinh viên mà không cần kiến thức chuyên môn