cảm xúc mùa thi
»
Người bạn cá biệt của tôi
Người bạn cá biệt của tôi
Bỗng chốc thấy bâng khuâng và bồi hồi gợi nỗi nhớ mùa hạ năm cấp ba. Một thời áo trắng với bao ký ức đẹp. Cái thuở thơ ngây hồn nhiên như trang giấy trắng, nó giống như một giấc mộng đẹp và có cả những nỗi buồn man mác.
Kỷ niệm sâu sắc nhất năm lớp 11 với tôi đó là vào học kỳ 2, khi ấy lớp tôi có thêm một thành viên mới từ trường khác chuyển về. Một bạn nam được mệnh danh nghịch và lỳ lợm cùng những trò đùa tinh quái.
Có lẽ vì thế nên khi chuyển về trường chẳng lớp nào chịu nhận và rốt cuộc nhà trường đã quyết định “biên chế” cho lớp tôi. Tên nó là Sơn. Biệt danh “Sơn lỳ”. Sơn được cô giáo chủ nhiệm xếp ngồi cạnh tôi.
Tôi còn nhớ buổi sáng thứ 2 đầu tuần, hôm đó là phiên trực nhật của tôi nên tôi đến sớm và cũng đã thấy Sơn có mặt ở lớp từ bao giờ. Thấy tôi làm trực nhật, Sơn cũng sấn sổ giúp đỡ.
Vừa làm, Sơn vừa kể chuyện, những câu chuyện chẳng có đầu có cuối, khiến tôi thấy Sơn cũng đâu phải là người khó gần. Sơn dành hết phần trên bục giảng và bàn của giáo viên. Công việc trực nhật vừa xong thì cũng là lúc các bạn trong lớp đến đủ.
Hôm đó là giờ học Địa lý của cô Vân. Bước vào lớp cô quan sát và nhận thấy vẻ mặt cả lớp ai cũng rạng ngời làm cô phấn chấn. Như thông lệ, cô đặt chiếc cặp xuống bàn rồi đưa tay vào ngăn kéo lấy phấn.
Bỗng mặt cô tái đi rồi thét lên một tiếng. Cả lớp hốt hoảng nháo nhào cả lên không hiểu có chuyện gì xảy ra với cô. Sau giây phút náo loạn, cô lấy lại sự bình tĩnh và lôi trong ngăn kéo bàn ra một con rắn giả mà ai đó đã để từ bao giờ. Cô quay xuống lớp hỏi với vẻ mặt nghiêm nghị:
- Hôm nay ai trực nhật?Cả lớp đổ dồn ánh mắt về tôi. Đĩnh - lớp trưởng đứng lên trả lời:
- Thưa cô là Minh Tư ạ.- Được rồi. Cả lớp học bài. Cuối buổi Minh Tư lên gặp tôi ở văn phòng.
Thôi, thế là gay rồi. Chắc là cô nghĩ tôi đã để con rắn giả vào dọa cô. Nhưng mình đâu có làm việc đó cơ chứ? Ai đã làm việc này? Không lẽ là Sơn?! Cả buổi học hôm ấy trong đầu tôi cứ bị ám ảnh với những câu hỏi không sao học được.
Tiếng trống tan buổi học, tôi cố trấntĩnh lên gặp cô trong thổn thức và oan
ức:
- Thưa cô em kh….ông…… - Tôi nghẹn ngào.
- Em không cần giải thích và chỉ cần trả lời chính em là người trực nhật.
- Vâng, thưa cô! Tôi đáp lời.
- Thế không là em thì còn ai khác vào đây nữa - Cô nói.
- Thưa cô em không biết ạ và em không bao giờ làm thế - Tôi nức nở khóc nấc lên. Cô đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ và nói trong sự thất vọng:
- Thôi cô biết em không phải là học sinh hư, nhưng lần sau đừng làm như vậy nữa nhé! Nói xong cô bảo tôi ra về. Suốt chặng đường về nhà lòng tôi cứ nặng trĩu nỗi buồn. Rõ vô tình mà hữu ý, tôi tủi thân lắm. Đang bước đi vô định thì có tiếng gọi của Sơn.
- Chờ tao với. Tôi dừng lại hỏi:
- Sao cậu vẫn chưa về à?
- Tao đợi mày cùng về. Sơn vừa nói, vừa kéo tay tôi.
- Này, tao xin lỗi mày nhé. Chính tao đã để con rắn giả trong ngăn kéo của cô. Tao ân hận vì đã làm cô giáo nghĩ sai về mày. Nói rồi nó cúi mặt xuống đất, hai bàn tay chạm vào nhau bối rối.
Tôi nhìn Sơn đầy tức giận, chỉ muốn quăng cái cặp vào mặt nó. Chợt Sơn nhìn lên nói trong giọng cầu khẩn: - Xin Tư đừng nói cho cô giáo biết, mình phạm nhiều lỗi rồi, mình hứa sẽ quyết tâm sửa.
Lúc đó tôi để ý thấy nước mắt nó ngấn ra, lần đầu tiên tôi thấy cái mặt “câng câng” của nó ỉu xìu như một kẻ biết lỗi. Tôi đã tin Sơn và im lặng chôn chặt chuyện này trong lòng như một bài học nhớ đời. Sau lần ấy, tôi thấy Sơn chuyển biến thật, nó không bao giờ nghịch ngợm nữa.
Sự thay đổi của Sơn làm nguôi ngoai dần đi trong tôi những mặc cảm về Sơn. Tôi nghĩ nếu tôi nói cho cô giáo biết chuyện này thì lòng tôi rất thanh thản. Nhưng vì tôi cũng đã hứa với Sơn rồi và sự tiến bộ của nó đã làm cho không chỉ riêng tôi mà thầy cô giáo cùng các bạn trong lớp đều thanh thản.
Thời gian thấm thoát trôi, hôm nay ngồi nghĩ lại những ký ức mà thấy mình cũng thật ngây ngô quá. Nhưng có lẽ chính sự ngây ngô ấy mà mỗi khi nghĩ lại những câu chuyện cũ mà tôi thấy nhẹ nhõm và vẫn vẹn nguyên những ký ức ngọt ngào!
TIN KHÁC
- » Không tin nổi việc mình trượt đại học
- » Nếu thi trượt Đại học thì em biết phải làm thế nào
- » Vượt qua “cú sốc” trượt đại học
- » Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình
- » Nếu tớ thi trượt Đại học..
- » Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
- » Nhớ một người thầy
- » Nhờ cô, em biết quý từng phút giây đang sống
- » Lỗ thủng
- » Cô giáo bản Mường
- » Ước mơ đổi thay
- » Thầy Chủ nhiệm khoa kính yêu của chúng tôi
- » Kỷ niệm chưa vơi
- » Chuyện kể về một thầy giáo cũ
- » Hộp bút chì màu của thầy
- » Kí ức về ngôi trường nửa huyện
- » Chiếc áo tơi lá ngày đến trường
- » Rau má quê nghèo
- » Lớp học vỡ lòng của tôi
- » Thầy đã hướng cho tôi vào nghề dạy học
- » Vỏ lon bia trò tặng
- » Ánh sáng có dưới cùng...
- » Viết cho con ngày thi đại học
- » Gửi con yêu sau những ngày thi
- » Sinh viên các trường đại học thời thập niên 90
- » Học sinh chuyên toán nói về học văn
- » 20 câu nói bất hủ của thầy cô qua năm tháng
- » Tranh cãi về 'khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay'
- » Ảnh 'đám cưới kỷ yếu' độc đáo của teen Nghệ An
- » Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về mùa hè
- » Những bức ảnh kỷ yếu độc đáo không thể bỏ qua
- » Ảnh kỉ yếu ‘mình cưới nhau đi’ vui nhộn của HS chuyên Lam Sơn
- » Ảnh kỷ yếu ‘giang hồ’ của teen Sơn La gây sốt
- » 20 điều học sinh, sinh viên kiêng kỵ khi đi thi
- » Đạo hàm là gì?
- » Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
- » Muôn kiểu mong ước nhỏ nhoi của học trò về đề
- » 11 kiểu 'thánh sống' lớp học nào cũng có
- » Những câu nói xứ Nghệ nghe mãi không hiểu vẫn ấn tượng
- » Đừng để thời gian trôi qua trong tiếc nuối...
- » Câu chuyện “thức tỉnh” mọi người lớn: Đã đến lúc cha mẹ ngẩng đầu lên chưa?
- » Thư gửi ông già Noel của các bé nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp về
- » Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này
- » Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?