cảm xúc mùa thi
»
Hộp bút chì màu của thầy
Hộp bút chì màu của thầy
Trong tâm tưởng của tôi và tụi bạn cùng xóm lúc đó, đứa nào cũng sợ môn Văn.
Những câu chữ loằng ngoằng, dài lê thê cộng với giọng giảng đều đều của thầy Lâm dạy Văn có “chức năng” ru ngủ khủng khiếp. Mấy đứa chúng tôi ngồi học chỉ cần mất cảnh giác là hai mí mắt dính chặt lại với nhau ngay.Để chống chọi với cơn buồn ngủ, mỗi khi thầy tập trung giảng bài là mấy đứa chúng tôi hoặc mở bài tập Toán, Lý, Hóa ra giải, hoặc tranh thủ chơi cờ ca rô, hoặc tô tô, vẽ vẽ. Tiết Văn vì thế mà đến rồi trôi tuột đi và không bao giờ trở lại.
Ghét thầy, lũ chúng tôi đâu chỉ để ở trong lòng. Nhân một chiều sân trường vắng không có ai, tôi và Tuấn bàn tính chuyện phải làm gì đó để trả lại thầy hình phạt trong giờ học hôm trước. Và chiếc bản tin của trường chính là nơi để chúng tôi gửi gắm thông điệp về thầy.
Như một phản xạ tự nhiên, tôi định quay lại để xóa hàng chữ, nhưng thầy cười và ngăn lại: Tôi chưa đọc xong, em về đi cứ để đó cho tôi.
Như chỉ chờ có thế, cả lũ ba chân bốn cẳng lỉnh mất.
Tối hôm ấy Tuấn sang nhà tôi để bàn cách hóa giải. Tôi và Tuấn như không mảy may hối lỗi về việc mình làm, mà cứ trằn trọc, băn khoăn không biết rồi mình phải nhận hình phạt gì đây. Bị đuổi học là cái chắc. Ai đời trò lại bêu xấu tên thầy tại bảng tin của trường cơ chứ.
Thế nào thì cũng bị đuổi, thế thì thà rằng mình tự bỏ luôn đi. Tuấn nói vậy và hai chúng tôi đi đến quyết định: Nghỉ học.
Tôi nói dối mẹ tôi là trường đang sửa chữa, phải nghỉ học một thời gian. Từ hôm ấy, tôi ra đồng cùng mẹ.
Ngày bỏ học thứ ba. Tôi và mẹ đang cuốc ruộng bên cánh đồng để trồng khoai. Ngày ấy nhà tôi không có trâu nên thường phải đi cuốc ruộng. Đất quê tôi vừa dẻo lại vừa khô, những nhát cuốc cứ nảy lên làm đôi bàn tay tôi phồng rộp. Chốc chốc tôi lại nhìn về phía làng, và mong được chạy ngay về ngồi bên rặng tre xanh mát.
Bỗng xa xa, bên lũy tre làng, một chấm trắng hiện ra. Chấm trắng ấy cứ rõ dần. Một người mặc áo trắng đi trên chiếc xe đạp cà tàng cút kít đang tiến dần về phía mẹ con tôi. Ai thế nhỉ?
- Thầy Lâm!
Tôi bỗng reo lên, nhưng rồi chợt nhớ ra cái việc ba hôm trước, niềm vui bỗng vụt tắt. Tôi bẽn lẽn lên bờ chào thầy, hai mẹ con chưa hết ngỡ ngàng vì sự có mặt của thầy giữa cánh đồng.
Thầy như hiểu ý lên tiếng: Tôi có việc xuống tỉnh, thấy bán nhiều bút chì màu, biết Tư thích vẽ nên mua tặng em. Mấy hôm thấy lớp báo em bị ốm không tới lớp, nên hôm nay tiện đường ghé qua thăm em. Biết em vẫn khỏe tôi mừng rồi.
Tôi nhìn nhanh thấy nét mặt của mẹ tôi hiện rõ nét rầu rầu. Mẹ tôi nói như ghìm chặt nỗi thất vọng về tôi và đáp lại lời thầy.
- Vâng! Thầy chu đáo quá. Cháu nó ở nhà nghịch lắm. Chắc ở trường cũng vậy. Rất mong được thầy quan tâm dạy bảo.
Thầy Lâm đỡ lời:
- Bác quá lời, em nó đâu đến nỗi.
Nói rồi thầy mở cặp lấy ra hộp bút chì màu đặt vào tay tôi và dặn:
- Ngày mai em tới lớp nhé.
Tôi lóng ngóng đón nhận hộp bút. Không hiểu sao, tự dưng nước mắt tôi trào ra, giàn giụa... Tôi khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc...
Thầy xoa đầu tôi nói nhỏ nhẹ:
- Nín đi em, cố gắng nhé! Ai mà chẳng có những sai lầm. Mà có lẽ thầy cũng Khốt thật nên chưa hiểu hết các em.
Nói rồi, thầy quay sang chào hai mẹ con tôi rồi leo lên chiếc xe đạp. Tôi và mẹ tôi đứng nhìn mãi theo cái bóng thầy cứ lùi dần trong buổi chiều hoàng hôn lộng gió.
Hơn 40 năm qua rồi, bao nhiêu vinh quang và cay đắng, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống... và bao nhiêu điều tôi không thể nào nhớ nổi. Nhưng hình ảnh người thầy gầy gò, gò lưng đạp chiếc xe đạp cà tàng cút kít trong buổi chiều hoàng hôn lộng gió và tình yêu của thầy dành cho chúng tôi vẫn còn mãi, còn mãi trong ký ức tôi, không thể phai mờ.
TIN KHÁC
- » Không tin nổi việc mình trượt đại học
- » Nếu thi trượt Đại học thì em biết phải làm thế nào
- » Vượt qua “cú sốc” trượt đại học
- » Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình
- » Nếu tớ thi trượt Đại học..
- » Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
- » Nhớ một người thầy
- » Nhờ cô, em biết quý từng phút giây đang sống
- » Người bạn cá biệt của tôi
- » Lỗ thủng
- » Cô giáo bản Mường
- » Ước mơ đổi thay
- » Thầy Chủ nhiệm khoa kính yêu của chúng tôi
- » Kỷ niệm chưa vơi
- » Chuyện kể về một thầy giáo cũ
- » Kí ức về ngôi trường nửa huyện
- » Chiếc áo tơi lá ngày đến trường
- » Rau má quê nghèo
- » Lớp học vỡ lòng của tôi
- » Thầy đã hướng cho tôi vào nghề dạy học
- » Vỏ lon bia trò tặng
- » Ánh sáng có dưới cùng...
- » Viết cho con ngày thi đại học
- » Gửi con yêu sau những ngày thi
- » Sinh viên các trường đại học thời thập niên 90
- » Học sinh chuyên toán nói về học văn
- » 20 câu nói bất hủ của thầy cô qua năm tháng
- » Tranh cãi về 'khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay'
- » Ảnh 'đám cưới kỷ yếu' độc đáo của teen Nghệ An
- » Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về mùa hè
- » Những bức ảnh kỷ yếu độc đáo không thể bỏ qua
- » Ảnh kỉ yếu ‘mình cưới nhau đi’ vui nhộn của HS chuyên Lam Sơn
- » Ảnh kỷ yếu ‘giang hồ’ của teen Sơn La gây sốt
- » 20 điều học sinh, sinh viên kiêng kỵ khi đi thi
- » Đạo hàm là gì?
- » Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
- » Muôn kiểu mong ước nhỏ nhoi của học trò về đề
- » 11 kiểu 'thánh sống' lớp học nào cũng có
- » Những câu nói xứ Nghệ nghe mãi không hiểu vẫn ấn tượng
- » Đừng để thời gian trôi qua trong tiếc nuối...
- » Câu chuyện “thức tỉnh” mọi người lớn: Đã đến lúc cha mẹ ngẩng đầu lên chưa?
- » Thư gửi ông già Noel của các bé nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp về
- » Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này
- » Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?