cảm xúc mùa thi
»
Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
Áp lực học tập đè nặng, học sinh dễ đổ bệnh
Đó là trường hợp của cháu Trương Quang Đ. (16 tuổi, ở Trần Phú, TP. Bắc Giang). Đ. có nhiều năm là học sinh giỏi và dẫn đầu trong một lớp chọn tại một trường tuyến tỉnh. Nhìn con miệt mài học tập bố mẹ luôn lấy con làm tấm gương sáng cho mọi người trong gia đình.
Thời gian cứ thế trôi đi, tuy nhiên 2 năm trở lại đây, gia đình thấy Đ. bỗng trở nên xa lánh mọi người, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, thường khép nép khi mọi người nói chuyện về Đ. hay việc học tập của Đ. Dần dà, Đ. lơ là và không muốn học nữa. Đ. sợ đi học, mở sách ra là Đ. thấy như bị áp lực đè lên người nên hay bị đau đầu, khi bố mẹ động viên thì Đ. bực tức khóc lóc. Kết quả học tập những năm gần đây giảm sút.
Gia đình thấy Đ. có nhiều sự thay đổi rõ rệt như ăn kém, cơ thể gầy đi, giấc ngủ hay có ác mộng, thường giật mình vào ban đêm, lúc tỉnh dậy thì bàng hoàng như qua cơn ác mộng. Cảm xúc Đ. có nhiều thay đổi, hay cáu giận vô cớ nhưng lúc đầu gia đình cho đó là sự thay đổi của tuổi học trò, đến khi thấy Đ. không muốn đến trường nữa thì bố mẹ mới tá hỏa đưa con đến BV điều trị.
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai, cháu Đ. được các bác sĩ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc của trẻ em cần phải điều trị.
TS. Dũng thăm khám cho bệnh nhân.
Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần, nên cảm xúc và hành vi của các cháu cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này.
"Cháu Đ. là con một trong gia đình trí thức, nên từ nhỏ cháu đã được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng, và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Bố mẹ thường mong mỏi con mình phải học thật giỏi, đứng thứ hạng cao trong lớp, nhưng bố mẹ đâu biết rằng những mong mỏi quá cao đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn. Không chỉ học ở trường, em còn phải học thêm nhiều kiến thức nâng cao khác ở ngoài, rồi khi về nhà là hàng tá bài tập đang chờ em giải quyết và hầu như không có thời gian vui chơi và nghỉ ngơi"- TS. Dũng nói.
Bên cạnh những trường hợp các em bị áp lực bởi bố mẹ, thầy cô, xã hội… các bác sĩ cho biết cũng gặp một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều em không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, còn dành nhiều thời gian chơi game, vào mạng Internet, nhiều em đến gần ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút. Để đối phó với việc thức đêm, các em lại lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.
Em Lê Ngọc Q. (20 tuổi, Thanh Hóa) là một bệnh nhân như thế đang được điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Trò chuyện với chúng tôi, em cho biết sau khi học xong phổ thông, em có nguyện vọng tu luyện nước ngoài. Do mong muốn của em quá mãnh liệt mà bản thân không đáp ứng được nên em đã bị rối loạn lo âu: Sợ hãi việc học, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm giác mệt mỏi “kiệt sức”, khó tập trung, đầu óc như trống rỗng, tính tình thay đổi, căng cơ, đi học thì xin cô về…
Mùa thi, gia tăng trẻ mắc chứng rối loạn cảm xúc
Theo TS. Dũng, những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm gần mùa thi, số lượng trẻ đến khám và điều trị về các rối loạn cảm xúc do áp lực học và thi có chiều hướng tăng lên. Việc phải chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, từ thầy cô, từ điểm số và thành tích…. dẫn tới nhiều ảnh hưởng khác nhau cho các em học sinh. Các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải gồng mình lên để chống đỡ với những áp lực học và thi khiến các em có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: Ăn kém, ngủ ít; Cảm giác kiệt sức; Lo lắng căng thẳng quá mức; Đau đầu, hoa mắt chóng mặt; Đau dạ dày; Suy nhược cơ thể…
Cũng theo TS. Dũng, có nhiều em học sinh vì không chịu được áp lực quá nặng nề, thiếu sự hỗ trợ quan tâm từ phía gia đình đã phản ứng lại với áp lực bằng những cách tiêu cực như nản chí, không học nữa, hoặc bỏ nhà đi để trốn tránh áp lực, nhiều em có biểu hiện rối loạn tâm thần, nặng nề nhất là học sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát. Cuối năm 2015, nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự sát để lại 5 lá thư tuyệt mệnh khiến nhiều người đau xót. Nguyên nhân tự tử của Trang xuất phát từ sự buồn chán, thất vọng vì em chỉ đạt học sinh trung bình. Kết quả học tập đó không đáp ứng được mong đợi của người thân.
Để điều trị cho những bệnh nhân này, TS. Dũng cho biết, việc đầu tiên là chúng ta phải tách các em khỏi những áp lực đó, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Đối với cha mẹ, trong quá trình nuôi dạy con, các bậc cha mẹ cần chú ý tới việc giáo dục nhân cách và nâng cao bản lĩnh cho các em để vững vàng đối mặt với những khó khăn, áp lực trong cuộc sống. Trang bị cho con kỹ năng sống, giúp con thích ứng với stress. Cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em.
Theo các chuyên gia, điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến áp lực học và thi phải tùy theo mức độ và tùy theo rối loạn mà có phác đồ điều trị phù hợp. Cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện những trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, hay bệnh nhân loạn thần. Cần kết hợp các liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược. Liệu pháp tâm lý được sử dụng là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình, kỹ thuật thư giãn luyện tập…. Các thuốc có thể hỗ trợ điều trị như thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần…
TS. Dũng khuyến cáo, rối loạn cảm xúc do áp lực thi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm. Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường, các bậc cha mẹ cần phải đưa các em đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Tránh thái độ kỳ thị và tự ý mua thuốc bên ngoài để uống hoặc cúng bái, tin tưởng vào các đấng siêu nhiên.
Mới đây một nghiên cứu của các nhà tâm thần trên 5 trường học lớn tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ có nguy cơ rối loạn cảm xúc là 5%, trong đó 2% số học sinh cần điều trị tại các cơ sở y tế. Đó là những con số đáng báo động về tình trạng rối loạn cảm xúc và loạn thần do áp lực thi cử tuổi thanh thiếu niên.
Mai Thanh (Sức khoẻ và đời sống)
TIN KHÁC
- » Không tin nổi việc mình trượt đại học
- » Nếu thi trượt Đại học thì em biết phải làm thế nào
- » Vượt qua “cú sốc” trượt đại học
- » Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình
- » Nếu tớ thi trượt Đại học..
- » Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
- » Nhớ một người thầy
- » Nhờ cô, em biết quý từng phút giây đang sống
- » Người bạn cá biệt của tôi
- » Lỗ thủng
- » Cô giáo bản Mường
- » Ước mơ đổi thay
- » Thầy Chủ nhiệm khoa kính yêu của chúng tôi
- » Kỷ niệm chưa vơi
- » Chuyện kể về một thầy giáo cũ
- » Hộp bút chì màu của thầy
- » Kí ức về ngôi trường nửa huyện
- » Chiếc áo tơi lá ngày đến trường
- » Rau má quê nghèo
- » Lớp học vỡ lòng của tôi
- » Thầy đã hướng cho tôi vào nghề dạy học
- » Vỏ lon bia trò tặng
- » Ánh sáng có dưới cùng...
- » Viết cho con ngày thi đại học
- » Gửi con yêu sau những ngày thi
- » Sinh viên các trường đại học thời thập niên 90
- » Học sinh chuyên toán nói về học văn
- » 20 câu nói bất hủ của thầy cô qua năm tháng
- » Tranh cãi về 'khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay'
- » Ảnh 'đám cưới kỷ yếu' độc đáo của teen Nghệ An
- » Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về mùa hè
- » Những bức ảnh kỷ yếu độc đáo không thể bỏ qua
- » Ảnh kỉ yếu ‘mình cưới nhau đi’ vui nhộn của HS chuyên Lam Sơn
- » Ảnh kỷ yếu ‘giang hồ’ của teen Sơn La gây sốt
- » 20 điều học sinh, sinh viên kiêng kỵ khi đi thi
- » Đạo hàm là gì?
- » Muôn kiểu mong ước nhỏ nhoi của học trò về đề
- » 11 kiểu 'thánh sống' lớp học nào cũng có
- » Những câu nói xứ Nghệ nghe mãi không hiểu vẫn ấn tượng
- » Đừng để thời gian trôi qua trong tiếc nuối...
- » Câu chuyện “thức tỉnh” mọi người lớn: Đã đến lúc cha mẹ ngẩng đầu lên chưa?
- » Thư gửi ông già Noel của các bé nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp về
- » Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này
- » Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?