cảm xúc mùa thi
»
Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
Bố không đẹp trai, không giàu có cũng không tài năng kiệt suất. Bố chỉ là một người giáo viên rất bình thường. Nhưng điều này có ảnh hưởng gì đâu bố nhỉ, khi mà bố luôn là người bố, người thầy vĩ đại nhất trong con.
Trên mỗi chặng đường con đi luôn có bóng dáng bố - thầy giáo. Bố dạy con ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Từ cái ngày con còn chưa biết đọc, bố đọc truyện cho con nghe, hào hứng mua bảng chữ cái có tranh vẽ minh họa về dạy con từng chữ một. Rồi cứ thế, con trưởng thành từng ngày dưới sự chỉ dạy của bố.
Cho tới khi con học lên lớp 4, nhà trường bắt đầu dạy học tiếng Anh, thế là bố trở thành “gia sư tại gia miễn phí” của con, làm con không cần đi học thêm nhà cô mà vẫn ngang bằng với chúng bạn, con hãnh diện phải biết.
Lên đến cấp 2, năm lớp 6 và lớp 7 con đăng ký đi thi học sinh giỏi tiếng Anh. Thế nhưng con đâu phải đứa trẻ chăm ngoan, đâu có tự tìm tòi mà làm bài tập. Vậy là bố lên mạng tìm đề thi, in ra rồi hướng dẫn con làm. Điều làm cho con chăm học hơn không phải sự thúc ép của bố. Bố không nói như cô giáo trên lớp rằng một ngày nhất quyết phải học thuộc bao nhiêu từ, bao nhiêu cấu trúc, làm bao nhiêu đề.
Bố chỉ nói với con rằng: “Muốn học giỏi tiếng Anh, con phải yêu thích nó. Chỉ khi con biết nhiều từ vựng và dùng cấu trúc để ghép câu giao tiếp thật thành thạo thì khi ấy con ắt sẽ tìm thấy niềm vui khi học môn này”.
Đúng là không ai hiểu con bằng bố mà. Bố đã kích thích trí tò mò trong con xem “niềm vui” ấy là gì? Như thế nào? Thế là con bắt đầu thực sự say mê, tự lên mạng tìm đề và tư liệu để tham khảo. Hai năm học đó con được giải Nhất và giải Nhì, điểm phẩy môn Anh cao nhất lớp. Bố mừng ra mặt.
Rồi con cũng tìm hiểu đến các lĩnh vực khác, nhận ra mình có khả năng trong các môn khoa học tự nhiên như là Hóa học và Vật lý hơn, con không còn lấy môn tiếng Anh là chủ đạo nữa. Bố vẫn luôn ủng hộ con dù không thể dạy kĩ con như môn tiếng Anh được. Con đi thi nhiều lần. Thành công cũng có mà thất bại thảm hại cũng có. Nhất có mà “trượt vỏ chuối” cũng có.
Nhưng bố chưa một lần trách móc sao con lại kém cỏi vậy, hay cũng chưa một lần thực sự lên tiếng tán thưởng con giỏi quá. Bố luôn để cho con tự nhìn nhận vấn đề, tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Bố đã dạy cho con một đạo lý về lẽ sống là: “Thắng không kiêu, bại không nản” và chắc chắn nó sẽ theo con đi hết con đường đời.
Hiện giờ gia đình mình đang gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng. Và con biết người đang khổ tâm nhất là bố, bố đã gặp một cú sốc quá lớn rồi. Hằng ngày bố luôn cố nói cười nhưng con biết trong lòng bố đang đau lắm. Nhưng không sao bố ơi, tuy bố lận đận đường tiền tài danh vọng nhưng cũng đừng lấy đó làm quá buồn.
Bố có thể không trở thành lãnh đạo này kia, nhưng bố hãy tự hào rằng chuyên môn và khả năng thực tế, hiểu biết xã hội của bố chưa một ai dám phủ nhận. Rằng bố đã đi du học ở Nga, bố sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ.
Rằng khi con được gặp thầy giáo dạy cấp hai của bố, ông giáo khen bố nhiều lắm. Rằng học sinh của bố có người đang cầm súng đứng gác bảo vệ cho nhân dân, có người đang đổ giọt mồ hôi xuống cho đất để làm ra lương thực nuôi sống cả xã hội, có người đã làm lên lãnh đạo, ông nọ bà kia nhưng vẫn không quên ơn thầy, vẫn hằng năm đều đặn về thăm bố.
Bố sinh ra và lớn lên, gắn bó với mảnh đất miền núi này từ thuở lọt lòng cho đến khi hơn 50 tuổi chưa có điều tiếng xấu gì. Những điều ấy, tiền tài danh vọng đâu có mua được đâu bố ơi! Hơn nữa, công danh lợi lộc suy cho cùng cũng để vợ con được sống hạnh phúc, đủ đầy. Chẳng phải nhà mình đã rất hạnh phúc rồi đó sao?
Mười sáu năm cắp sách đi học, ở trường học, trường đời con luôn có người thầy thân yêu, đáng kính là bố ở bên. Mong bố sẽ sống lâu trăm tuổi để theo con đi thật dài trên con đường còn nhiều những gian truân này. Yêu bố nhiều lắm, bố ơi!
TIN KHÁC
- » Không tin nổi việc mình trượt đại học
- » Nếu thi trượt Đại học thì em biết phải làm thế nào
- » Vượt qua “cú sốc” trượt đại học
- » Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình
- » Nếu tớ thi trượt Đại học..
- » Nhớ một người thầy
- » Nhờ cô, em biết quý từng phút giây đang sống
- » Người bạn cá biệt của tôi
- » Lỗ thủng
- » Cô giáo bản Mường
- » Ước mơ đổi thay
- » Thầy Chủ nhiệm khoa kính yêu của chúng tôi
- » Kỷ niệm chưa vơi
- » Chuyện kể về một thầy giáo cũ
- » Hộp bút chì màu của thầy
- » Kí ức về ngôi trường nửa huyện
- » Chiếc áo tơi lá ngày đến trường
- » Rau má quê nghèo
- » Lớp học vỡ lòng của tôi
- » Thầy đã hướng cho tôi vào nghề dạy học
- » Vỏ lon bia trò tặng
- » Ánh sáng có dưới cùng...
- » Viết cho con ngày thi đại học
- » Gửi con yêu sau những ngày thi
- » Sinh viên các trường đại học thời thập niên 90
- » Học sinh chuyên toán nói về học văn
- » 20 câu nói bất hủ của thầy cô qua năm tháng
- » Tranh cãi về 'khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay'
- » Ảnh 'đám cưới kỷ yếu' độc đáo của teen Nghệ An
- » Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về mùa hè
- » Những bức ảnh kỷ yếu độc đáo không thể bỏ qua
- » Ảnh kỉ yếu ‘mình cưới nhau đi’ vui nhộn của HS chuyên Lam Sơn
- » Ảnh kỷ yếu ‘giang hồ’ của teen Sơn La gây sốt
- » 20 điều học sinh, sinh viên kiêng kỵ khi đi thi
- » Đạo hàm là gì?
- » Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
- » Muôn kiểu mong ước nhỏ nhoi của học trò về đề
- » 11 kiểu 'thánh sống' lớp học nào cũng có
- » Những câu nói xứ Nghệ nghe mãi không hiểu vẫn ấn tượng
- » Đừng để thời gian trôi qua trong tiếc nuối...
- » Câu chuyện “thức tỉnh” mọi người lớn: Đã đến lúc cha mẹ ngẩng đầu lên chưa?
- » Thư gửi ông già Noel của các bé nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp về
- » Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này
- » Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?