cảm xúc mùa thi
»
Kí ức về ngôi trường nửa huyện
Kí ức về ngôi trường nửa huyện
Sau này học lên cấp 3 trường huyện, rồi vào quân đội, hết chiến tranh ra quân làm nghề dạy học, nhưng tôi chưa thấy kì thi nào nghiêm túc công phu, sòng phẳng như kì thi tuyển cấp 2 năm ấy.
Học sinh 17 xã phía nam huyện nộp đơn dự thi, nhà trường tuyển 4 lớp tổng số 200 học sinh, nhưng đáng nhớ nhất là danh sách học sinh trúng tuyển được xếp vị thứ từ thứ nhất đến thứ 200. Cứ xem danh sách niêm yết đó thì biết trình độ thi của mình hiện đứng vị thứ bao nhiêu trong khối được tuyển.
Tôi nhớ mãi kì thi này bởi may mắn mình được đỗ đầu, anh Phan Huy Tĩnh người xã Trung Thành đỗ thứ 2. Anh Tĩnh sau này là Nhà giáo Ưu tú ở Trường chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An.
Khi chúng tôi vào học, trường đang xây dựng mới, nhưng tôi biết trường có từ trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1953, đóng trong dân, trên vùng đồi giáp rừng để tránh máy bay trong thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp.
Những năm 1953, 1954, các thầy Võ Văn Triển người Anh Sơn, thầy Nguyễn Văn Phong người Mĩ Thành (huyện Yên Thành), thầy Nguyễn Đệ người Hà Tĩnh cứ đi sang phía tổng Vân Tụ dạy học đêm (thời đó máy bay Pháp không đánh đêm như đế quốc Mĩ sau này) về trọ tại nhà tôi.
Mẹ tôi lo cơm nước, chỗ nghỉ cho các thầy. Mới 9 tuổi đang học cấp 1 nhưng tôi được các thầy cấp 2 dạy thêm về Toán, Văn, Tập viết chữ đẹp.
Thầy Triển làm Hiệu trưởng, thường bận họp, luôn về sau cứ đứng ăn một mình bên chiếc cũi gỗ kê tận góc nhà. Thầy không cho mẹ tôi dọn vào mâm khiêng ra phản vì thầy nói không cần chi phải phiền hà.
Hiệu trưởng đầu tiên của trường trên ngôi trường mới này là thầy Trần Doãn Quới, người huyện Đô Lương. Sau này thầy đi học rồi làm Trưởng phòng Khoa học Đại học Sư phạm Vinh rồi ra Bộ Giáo dục làm Vụ trưởng Vụ Thiết bị đồ dùng dạy học. Thầy rất quan tâm đến giáo dục Nghệ An.
Trong trí nhớ chúng tôi, hình ảnh thầy Hiệu trưởng Trần Bích là hình ảnh một con chim đầu đàn, sâu sát gần gũi thương yêu học sinh. Thầy quản lí nhà trường bằng đạo đức và mang lại hiệu quả lớn.
Thế là lịch sử 60 năm của một ngôi trường cấp 2, giáo dục và đào tạo con em nửa huyện Yên Thành đã đổi tên 4 lượt qua các thời kì hòa bình, chiến tranh, đã đào tạo nên những thế hệ học trò cầm súng chiến đấu có hàng chục liệt sĩ trên chiến trường trong đó có 1 Anh hùng lực lượng vũ trang.
Có những học sinh trở thành cán bộ cao cấp như các anh Nguyễn Tâm Chiến, Nguyễn Thế Kỉ, nhiều nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà doanh nghiệp, nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà thơ, nhà nghiên cứu, đã và đang phục vụ đất nước và quê hương.
TIN KHÁC
- » Không tin nổi việc mình trượt đại học
- » Nếu thi trượt Đại học thì em biết phải làm thế nào
- » Vượt qua “cú sốc” trượt đại học
- » Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình
- » Nếu tớ thi trượt Đại học..
- » Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
- » Nhớ một người thầy
- » Nhờ cô, em biết quý từng phút giây đang sống
- » Người bạn cá biệt của tôi
- » Lỗ thủng
- » Cô giáo bản Mường
- » Ước mơ đổi thay
- » Thầy Chủ nhiệm khoa kính yêu của chúng tôi
- » Kỷ niệm chưa vơi
- » Chuyện kể về một thầy giáo cũ
- » Hộp bút chì màu của thầy
- » Chiếc áo tơi lá ngày đến trường
- » Rau má quê nghèo
- » Lớp học vỡ lòng của tôi
- » Thầy đã hướng cho tôi vào nghề dạy học
- » Vỏ lon bia trò tặng
- » Ánh sáng có dưới cùng...
- » Viết cho con ngày thi đại học
- » Gửi con yêu sau những ngày thi
- » Sinh viên các trường đại học thời thập niên 90
- » Học sinh chuyên toán nói về học văn
- » 20 câu nói bất hủ của thầy cô qua năm tháng
- » Tranh cãi về 'khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay'
- » Ảnh 'đám cưới kỷ yếu' độc đáo của teen Nghệ An
- » Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về mùa hè
- » Những bức ảnh kỷ yếu độc đáo không thể bỏ qua
- » Ảnh kỉ yếu ‘mình cưới nhau đi’ vui nhộn của HS chuyên Lam Sơn
- » Ảnh kỷ yếu ‘giang hồ’ của teen Sơn La gây sốt
- » 20 điều học sinh, sinh viên kiêng kỵ khi đi thi
- » Đạo hàm là gì?
- » Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
- » Muôn kiểu mong ước nhỏ nhoi của học trò về đề
- » 11 kiểu 'thánh sống' lớp học nào cũng có
- » Những câu nói xứ Nghệ nghe mãi không hiểu vẫn ấn tượng
- » Đừng để thời gian trôi qua trong tiếc nuối...
- » Câu chuyện “thức tỉnh” mọi người lớn: Đã đến lúc cha mẹ ngẩng đầu lên chưa?
- » Thư gửi ông già Noel của các bé nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp về
- » Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này
- » Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?