cảm xúc mùa thi
»
Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?
Chụp ảnh kỷ yếu: Lãng phí, không cần thiết?
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên V.Q đã từ chối chụp ảnh kỷ yếu. Tuy nhiên, chàng sinh viên này vẫn bị lớp bắt đóng tiền và đòi đến cùng.
Không chụp vẫn phải đóng tiền
Câu chuyện “Kỷ yếu là gì có ăn được không?” của một sinh viên đăng tải trên NEU Confessions khiến các bạn trẻ khác phải suy ngẫm và gây nhiều tranh cãi.
Theo đó, sinh viên có nick facebook V.Q chia sẻ: “Hôm nay, trong túi tớ còn đúng 100 nghìn đồng cho tới hết tháng, lương chưa có. Anh trai tớ đang đợt hóa trị, bố mẹ thì lo sốt vó, điện thoại còn đúng 3 nghìn đồng chưa kịp nạp.
Mở máy ra là rất nhiều tin nhắn với cuộc gọi từ phía lớp trưởng. Tớ đã báo từ đầu là tớ không đi chụp ảnh kỷ yếu được vì chuyện gia đình, nhưng lớp trưởng vẫn tự ý đăng ký hết cho mọi người và giờ bắt tớ phải trả tiền vì làm hỏng kế hoạch của lớp. Không chỉ một mình lớp trưởng, còn cả những người khác nữa, lại cái điệp khúc nhà ở Hà Nội mà kêu khó khăn.
V.Q tâm sự thêm: “Tổng tiền tớ phải đóng là hơn 800 nghìn đồng, trong khi tớ thì còn đang nợ tiền nhà, nợ tiền cô giáo dạy tiếng Anh. Bố mẹ thì nợ tiền viện phí của anh, giờ không lẽ tớ mặt dày gọi xin mẹ?”.
V.Q cũng cho biết thêm, đến tiền học cậu cũng không dám xin bố mẹ và phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. “Thực, lúc này mình chỉ muốn khóc vì căng thẳng quá, có thể đối với họ số tiền 800 nghìn là quá nhỏ nhưng đối với mình số tiền đó là cả một tài sản”, V.Q cảm thấy bất lực.
Chia sẻ của V.Q nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bảo Thanh (sinh viên năm 3, trường đại học Thương mại) bày tỏ quan điểm: “Theo tôi nghĩ, bỏ ra 800 nghìn đồng để đi chụp ảnh là quá lãng phí và tốn kém. Vẫn biết chụp ảnh kỷ yếu để lưu lại những giây phút khi ở bên nhau. Nhưng phải phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng thành viên trong lớp. Chúng ta mới là học sinh, sinh viên, nên nghĩ cho bố mẹ nhiều hơn”.
Cần “liệu cơm gắp mắm”
Chụp ảnh kỷ yếu từ những năm 2012, nhiếp ảnh gia Đỗ Xuân Bút bày tỏ: “Trong những lần đi chụp ảnh kỷ yếu, tôi nhận thấy có những bạn không thích chụp ảnh kỷ yếu lắm, họ chỉ chụp vài tấm cho có. Cũng có những bạn vì điều kiện kinh tế không cho phép mà họ chỉ đứng chung cùng lớp rồi thôi.
Nếu ngày xưa ảnh kỷ yếu tôi đi chụp cho các lớp đơn giản bao nhiêu thì nay nhu cầu chụp ảnh, kết hợp cả dịch vụ đi chơi xa cũng được nhiều lớp lựa chọn, thậm chí có lớp cũng rất thích đưa ra các ý tưởng độc đáo.
Tuy nhiên, theo tôi việc chụp ảnh kỷ yếu cũng còn cần căn cứ vào tình hình kinh tế của từng thành viên trong lớp. Nếu lớp có ít kinh phí thì cân nhắc chụp theo kiểu ít kinh phí, đây cũng là một bức ảnh kỷ niệm rồi”.
Trước câu chuyện có nên chi quá nhiều tiền chụp ảnh kỷ yếu hay không? Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin cô Trần Thị Phương Thúy (Phó trưởng khoa Văn hóa thông tin và Xã hội, trường đại học Nội Vụ Hà Nội) cho biết: “Con người luôn muốn lưu giữ lại ký ức, dù vui buồn thì ai cũng đều có lúc nhớ về quá khứ để từ đó làm tốt việc của tương lai.
Nhưng, bên cạnh đó, mỗi lớp học các sinh viên sẽ có những hoàn cảnh khác nhau, có bạn không có điều kiện nên cũng không xoay xở đủ tiền chụp ảnh kỷ yếu. Vậy thì, điều quan trọng ở đây là cách thức của người tổ chức chụp ảnh phải “liệu cơm gắp mắm””.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, thầy Thái Hồng Đức (Phó bí thư Đoàn trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Với tư cách là cá nhân tôi thấy chụp ảnh kỷ yếu mục đích rất tốt, bởi bạn bè học với nhau 4 năm học nên việc có với nhau những tấm ảnh để lưu giữ là điều hết sức thiết thực. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sinh viên bỏ ra quá nhiều tiền để chụp ảnh kỷ yếu cũng là một sự lãng phí. Vì thế, tôi nghĩ rằng các bạn sinh viên nên lựa chọn cách thức chụp nào đó vừa tránh lãng phí, vừa lưu giữ lại được tình cảm. Đơn cử như các sinh viên của học viện Báo chí, các bạn thường chụp ở trường trước sau đó mới di chuyển đến các vị trí khác. Thường, chụp ảnh ở trường sẽ bớt được chi phí. Tôi cũng từng được tham dự một số buổi chụp ảnh với các lớp, nhưng hầu hết không có lớp nào đủ hết các bạn sinh viên”. |
Mai Thu - Thanh Lam
https://www.nguoiduatin.vn/chup-anh-ky-yeu-lang-phi-khong-can-thiet--a346979.html
TIN KHÁC
- » Không tin nổi việc mình trượt đại học
- » Nếu thi trượt Đại học thì em biết phải làm thế nào
- » Vượt qua “cú sốc” trượt đại học
- » Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình
- » Nếu tớ thi trượt Đại học..
- » Thầy giáo tiếng Anh mà con yêu quý nhất
- » Nhớ một người thầy
- » Nhờ cô, em biết quý từng phút giây đang sống
- » Người bạn cá biệt của tôi
- » Lỗ thủng
- » Cô giáo bản Mường
- » Ước mơ đổi thay
- » Thầy Chủ nhiệm khoa kính yêu của chúng tôi
- » Kỷ niệm chưa vơi
- » Chuyện kể về một thầy giáo cũ
- » Hộp bút chì màu của thầy
- » Kí ức về ngôi trường nửa huyện
- » Chiếc áo tơi lá ngày đến trường
- » Rau má quê nghèo
- » Lớp học vỡ lòng của tôi
- » Thầy đã hướng cho tôi vào nghề dạy học
- » Vỏ lon bia trò tặng
- » Ánh sáng có dưới cùng...
- » Viết cho con ngày thi đại học
- » Gửi con yêu sau những ngày thi
- » Sinh viên các trường đại học thời thập niên 90
- » Học sinh chuyên toán nói về học văn
- » 20 câu nói bất hủ của thầy cô qua năm tháng
- » Tranh cãi về 'khác biệt giữa học sinh thời xưa và nay'
- » Ảnh 'đám cưới kỷ yếu' độc đáo của teen Nghệ An
- » Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về mùa hè
- » Những bức ảnh kỷ yếu độc đáo không thể bỏ qua
- » Ảnh kỉ yếu ‘mình cưới nhau đi’ vui nhộn của HS chuyên Lam Sơn
- » Ảnh kỷ yếu ‘giang hồ’ của teen Sơn La gây sốt
- » 20 điều học sinh, sinh viên kiêng kỵ khi đi thi
- » Đạo hàm là gì?
- » Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
- » Muôn kiểu mong ước nhỏ nhoi của học trò về đề
- » 11 kiểu 'thánh sống' lớp học nào cũng có
- » Những câu nói xứ Nghệ nghe mãi không hiểu vẫn ấn tượng
- » Đừng để thời gian trôi qua trong tiếc nuối...
- » Câu chuyện “thức tỉnh” mọi người lớn: Đã đến lúc cha mẹ ngẩng đầu lên chưa?
- » Thư gửi ông già Noel của các bé nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp về
- » Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc này