Đến thời điểm này (19.8), thời hạn cuối cùng cho phép thí sinh rút hồ sơ xét tuyển đại học chỉ còn được tính bằng giờ, nên các thí sinh rút hồ sơ sẽ dễ gặp phải những rủi ro nhất định do nhiều thí sinh ồ ạt cùng rút – nộp, dẫn đến sự biến động điểm lớn.

Theo các chuyên gia, thí sinh phải kiên trì chờ đợi, không nên hùa theo tâm lý đám đông là ào ào rút hồ sơ, việc đó sẽ dễ có nguy cơ trượt đại học.

Cũng trong thời điểm “nước rút” này, điểm chuẩn vào các trường vẫn sẽ thay đổi, bởi trong thời gian nộp hồ sơ, thí sinh có quyền chuyển đổi ngành học hoặc nộp hồ sơ mới, dẫn đến tình hình điểm của thí sinh thay đổi.

Đối với các thí sinh có điểm cơ hơn điểm chuẩn tạm thời từ 1-1,5 điểm thì yên tâm ở lại ngành cũ, nhưng vẫn phải theo dõi hàng ngày. Khi thí sinh thấy điểm chuẩn tạm thời tăng gần điểm của mình nên chuyển sang ngành thấp hơn để đảm bảo an toàn.

Chiều ngày 18.8, trường Đại học Dược Hà Nội đã công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy là 26,5 điểm.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Cùng ngày, trường Đại học Y Hà Nội cũng công bố điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy là 27,25 điểm đối với ngành Y Đa khoa và Răng Hàm Mặt.

Trong đó, thí sinh có mức điểm cao nhất là 33,25 điểm. Hai thí sinh xếp thứ hai đạt 32,25 điểm. 

Hiện tại, ngành Bác sĩ Đa khoa có 576 hồ sơ đăng ký xét tuyển, trước đó cùng ngày, số thí sinh nộp vào ngành này là 612. Như vậy, chỉ trong ngày có 36 hồ sơ rút khỏi ngành đang giữ số điểm cao nhất của Đại học Y Hà Nội.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Theo thống kê đến hết ngày 18.8, mức điểm chuẩn dự kiến vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) là từ 21,5 điểm.

Trong đó, ngành Kế toán đang giữ mức điểm trúng tuyển tạm thời cao nhất là 25,75 điểm. 

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Học viện Ngân hàng cũng công bố điểm chuẩn tạm thời tính đến ngày 18.8 là 21,75 điểm đối với ngành Tài chính  Ngân hàng. Thí sinh có số điểm cao nhất đạt 28,5 điểm.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Đại học Ngân hàng TP HCM công bố danh sách thí sinh đạt ngưỡng xét tuyển (đã loại ảo).

Theo đó, thí sinh đạt tổng điểm xét tuyển cao nhất là Hồ Thị Ngọc Bích (SBD: TTN001116) với mức điểm 26,06 điểm.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Điểm trúng tuyển vào trường ĐH Y dược Thái Bình tính đến thời điểm ngày 16.8 là 25 điểm đối với ngành Y Đa khoa, đây là mức điểm cao nhất trong tất cả các ngành. Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội phân chia điểm trúng tuyển tạm thời của thí sinh theo tổ hợp xét tuyển.

Theo đó, ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp giữ mức điểm trúng tuyển cao nhất trong tất cả các ngành là 30,42 điểm.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Theo thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, do điểm chuẩn dự kiến vào trường tương đối cao nên mỗi ngày có khoảng 300 em đến rút hồ sơ.

Trường đã công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển, trong đó có 67 thí sinh bị loại do sai sót. Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Đến hết ngày 18.8, điểm chuẩn tạm thời ở tất cả các ngành của Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP HCM đều trên 20 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển tạm thời cao nhất là Kỹ thuật Hạt nhân và Công nghệ sinh học với 23,5 điểm.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Đại học Cần thơ công bố điểm chuẩn tạm thời tính đến 11h ngày 18.8. Trong đó, ngành Luật cao nhất 24,25 điểm; xếp hạng thứ hai là Sư phạm Lịch sử là 23,75 điểm. Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Đại học Sư phạm TP HCM mới công bố danh sách điểm trúng tuyển tạm thời. Ngành có điểm cao nhất là Sư phạm Vật lý 32,75 điểm (nhân đôi điểm môn Vật lý); Ngữ văn: 32,22 (nhân đôi điểm môn Ngữ văn). Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Điểm chuẩn dự kiến của một số trường Đại học đã công bố:

ĐH Văn hóa Hà Nội

ĐH Công nghiệp Hà Nội

HV Ngân Hàng

ĐH Giao thông vận tải (cơ sở Hà Nội)

ĐH Điện lực

HV Chính sách phát triển

ĐH Xây dựng Hà Nội

ĐH Ngoại thương

Tiếp tục cập nhật...